Posts by phong_new

Bàn về không gian sống chữa lành

Không gian chữa lành chính là không gian phải hiểu ta, yêu chiều ta và cùng ta vượt qua những lắng lo, ưu tư. Nhà không chỉ là địa điểm, khối dáng, là diện tích vô tri vô giác mà còn cần tích nạp và dung chứa được các giá trị cảm xúc.

Bàn về không gian sống chữa lành

(Hình ảnh: Birgit Loit)

Từ xưa trong Đông – Tây y, đến mấy trăm năm khoa học hiện đại gần đây đều khẳng định: cách con người cảm nhận về thế giới xung quanh đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại. 

Trong phạm vi không gian sống, khi ngôi nhà và bao cảnh xung quanh tác động đến thân – tâm – trí một cách tích cực thì chúng ta không chỉ khỏe mạnh, vui vẻ mà còn được tái tạo nguồn năng lượng tươi mới, xoa dịu tổn thương, xóa bỏ muộn phiền và hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị bệnh.

Khẳng định vậy rồi nhưng không gian sống có thực sự góp phần chữa lành? Nếu có thì tác động đó ra sao, thông qua cầu nối gì? Và những ví dụ nào về giải pháp không gian chữa lành có thể xem xét, trải nghiệm? Bài viết hôm nay xin được mạn đàm đôi chút về các vấn đề trên.

Các nghiên cứu về giác quan con người từ cổ chí kim đã chỉ ra nhiều cách thức thú vị thông qua cơ chế thụ cảm, nhận biết, truyền tín hiệu, phản hồi và đáp ứng.

Một số nghiên cứu điển hình đoạt giải Nobel: Georg von Bekesy (1961, khám phá về thính giác); George Wald (1967, thị giác); Richards Axel & Linda Buck (2004, khứu giác); Roderick McKinnon & Peter Agre (2003, cách cảm nhận thế giới qua các kênh ion) và mới nhất là năm 2021 của David Julius & Ardem Patapoutian giải mã cảm quan con người với môi trường qua tiếp xúc, về cơ chế đau như thế nào.

Ngoài ra còn có các công bố phổ biến như:

  • Ánh sáng mặt trời giúp não giải phóng hormone Serotonin, loại hormone giúp con người tập trung và bình tĩnh. – Theo Healthine.
  • Không gian gọn gàng, ít lộn xộn giúp đầu óc không bị rơi vào tình trạng căng thẳng. – Theo Viện Khoa học Thần kinh Princeton.
  • Thiên nhiên giúp con người giảm cảm xúc tiêu cực, giảm các triệu chứng lo lắng, trầm cảm; giảm các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần như cáu kỉnh, mất ngủ, đau đầu, căng thẳng. – Theo Tạp chí BMC Public Health.

Ngôi nhà hay rộng hơn là môi trường sống giữ vai trò quan trọng với sức khỏe người sử dụng. Nhưng mức độ tác động còn tùy theo vùng địa lý, khí hậu, chủng tộc, lối sống, xã hội… và cách người ta chọn lựa chủ động hay đón nhận thụ động trong cách ứng xử bản thân – không gian.

Một số gợi ý phổ biến có thể tham khảo là:

  • Hòa mình với thiên nhiên thông qua việc chăm sóc cây cối; tận dụng nguồn ánh sáng mặt trời, khai thác hiệu quả cảm nhận giác quan về thiên nhiên như nhìn ngắm tranh ảnh thiên nhiên và có các thú chơi lành mạnh, gần gũi môi trường tự nhiên.
  • Chọn vật dụng, tiếp xúc và cảm thụ các ý nghĩa nghệ thuật, đức tin tôn giáo, đồ lưu nhiệm, tranh ảnh gợi nên suy nghĩ tích cực về gia đình, bạn bè.
  • Chú trọng tính đơn giản qua sự tiết chế trong việc lựa chọn – sắp xếp đồ đạc; thường xuyên dọn dẹp không gian xung quanh để tạo nên môi trường sạch sẽ, an toàn, yên tĩnh, giúp loại bỏ căng thẳng.
  • Điều tiết ánh sáng phù hợp cho giấc ngủ, cho không gian thư giãn.
  • Lựa chọn màu sắc, chất liệu phù hợp với tâm trạng và tính cách bản thân; ưu tiên các gam màu được thống kê phổ quát là gợi cảm giác yên bình (như nhóm màu trung tính, màu dịu mát) hoặc các màu sắc, phong cách trang trí mang đến năng lượng tích cực.

Thực ra, “không gian sống chữa lành” là ý tưởng, giải pháp không mới. Tuy nhiên trong bối cảnh dịch Covid-19 thời gian qua, giải pháp này được xướng tên trở lại như một phương pháp trị liệu: cần xem nhà, tổ ấm gia đình là nơi có tác dụng chữa lành, là bến đỗ yên bình trước giông bão.

Một số xu hướng đáng lưu tâm và được các nhà thiết kế, chủ đầu tư Việt Nam áp dụng, có thể kể đến: không gian sống kiểu Bắc Âu mà điển hình là không gian Hygge và Lagom; không gian Nhật Bản đậm triết lý Zen; và xu hướng sống chậm trong những năm gần đây.

1/ Nuông chiều bản thân, kiểu sống Hygge

Bàn về không gian sống chữa lành

Hygge chính là bí quyết để Đan Mạch trở thành quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, kể từ khi Báo Cáo hạnh phúc được công bố lần đầu tiên vào năm 1973. Hygge được hiểu trừu tượng là tận hưởng khoảnh khắc ấm cúng và cảm nhận niềm vui từ những điều đơn giản trong cuộc sống.

Như Meik Wiking, tác giả cuốn “Cảm giác Hygge” định nghĩa: 

“Hygge liên quan đến không khí và trải nghiệm hơn là vật chất. Đó là được ở cạnh những người ta yêu mến. Là cảm giác được trở về nhà. Cảm giác chúng ta được an toàn, được bảo vệ khỏi thế giới ngoài kia và cho phép bản thân tháo dỡ bức tường phòng vệ. Bạn có thể có một cuộc trò chuyện bất tận về những điều bé nhỏ hoặc lớn lao trong đời, thoải mái đón nhận sự tĩnh lặng của nhau, hay đơn giản là thư thái uống trà một mình”.

khong gian chua lanh 03

Nghĩa là, không gian Hygge nghiêng nhiều về sự nuông chiều bản thân, sự ấm cúng và tính kết nối. Bạn hãy tưởng tượng về một khung cảnh thắp đầy nến ấm áp, lãng mạn; nghĩ về những khoảnh khắc cuộn tròn trong chiếc chăn lông cừu ấm áp; đắm chìm trong không gian tràn ngập ánh sáng tự nhiên nhờ sự hỗ trợ của các bức tường màu trung tính dịu dàng; hoặc hòa mình vào thiên nhiên qua các vật liệu như gỗ, gốm, đá, vải lanh.

khong gian chua lanh 02

Người Đan Mạch thường chọn nội thất tối giản vì họ ưu tiên khoảng trống trong nhà. Tuy nhiên, việc lấp đầy không gian bằng những món đồ khiến bạn cảm thấy bình tĩnh, ấm cúng và hài lòng như tranh ảnh gia đình, đồ lưu niệm, sách… không phải là điều xa lạ. 

Thậm chí, bạn có thể trang trí nhà bằng một nhành cây khô, một vài viên sỏi nhặt ngoài bãi biển hay chiếc lông vũ không rõ “xuất xứ” nhưng đậm màu thiên nhiên, hoang dã…

2/ Sống dạng Lagom, sống sao “vừa đủ”

So với không gian Hygge, không gian sống Lagom (xuất xứ từ Thụy Điển) lựa chọn nội thất tối giản, tiết chế và sáng sủa hơn với tinh thần khoáng đạt, gọn gàng. Không gian Lagom cũng rất thích những thứ “handmade”, đồ tái chế, vật liệu thân thiện với môi trường.

khong gian chua lanh 07

Không gian Lagom là dạng “bài tập kiểm tra” về sức mạnh lý trí giúp con người học được cách chế ngự và kiểm soát chính mình. Sự cân nhắc giữa yếu tố cần và muốn là đáp án cho sự “vừa đủ” mà văn hóa phương Đông hay phương Tây đều luôn đề cao.

Tuy nhiên, không gian Lagom không quá khắt khe như chủ nghĩa tối giản của Ludwig Mies van der Rohe. Tất cả gói gọn trong hai từ “vừa đủ”: không tuềnh toàng cũng chẳng xa hoa, không quá tối giản nhưng cũng chẳng diêm dúa, thừa thãi. Không gian hướng đến sự cân bằng giữa công năng, thẩm mỹ và cảm xúc con người. Nhà trở thành một ốc đảo yên bình giữa cái thế giới đầy xô bồ ngoài kia.

3/ Cư trú tĩnh tại, bình yên kiểu Nhật

khong gian chua lanh 11

Thiết kế không gian Nhật Bản chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi triết lý Phật giáo và tinh thần giản dị. Không gian được thiết kế tập trung vào sự tìm kiếm vẻ đẹp trong không gian trống (Yohaku-no-bi) để mời gọi cảm giác yên bình và đánh giá cao sự không hoàn hảo (Wabi-sabi) để trân quý hơn những thứ đang hiện diện ngay lúc này, bên cạnh ta, trong không gian sống thân thuộc.

khong gian chua lanh 12

Ngoài các đặc trưng của chủ nghĩa tối giản như: không gian góc cạnh, phẳng mịn, ưu tiên đặc biệt cho ánh sáng tự nhiên; đồ nội thất đường nét gọn gàng, không có chi tiết cầu kỳ; sử dụng bảng màu trung tính nhẹ nhàng… thì không gian nhà Nhật Bản còn ghi dấu ấn sâu sắc bởi chất liệu gỗ và thụ cảm các mùi hương, tinh dầu, giải pháp trị liệu có tác động tích cực đến sức khỏe được người Nhật đánh giá cao.

4/ Sống chậm riêng mình, đâu cần xu hướng

Không gian sống mang tính riêng tư và chịu tác động của nhiều phương diện, khía cạnh liên quan mà chúng ta khó kiểm soát hết được. Nhưng mỗi người có thể chọn lựa dạng thức sống phù hợp nhất với mình, để cho không gian sống nào tự nhiên tự tại mà phù hợp với cách sống đó thì sẽ góp phần chữa lành cho chính mình, như câu “bác sĩ tốt nhất là chính mình”.

Đó có thể là vài góc để ẩn náu, thả mình, buông xuống những mệt nhọc, buồn phiền. Dù chỉ là một chiếc ghế mây cạnh cửa sổ phòng ngủ, vài cuốn sách, ta có thể tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời cùng ánh bình minh. Hay như khi ta chăm sóc cho từng nhành cây, phiến lá ở ban công căn hộ, ta có thể đang xoa dịu cho một thể xác và tinh thần thiếu hụt năng lượng.

khong gian chua lanh anthony tran scaled

Suy cho cùng, không gian chữa lành chính là không gian phải hiểu ta, yêu chiều ta và hỗ trợ cùng ta vượt qua những lắng lo, ưu tư. Nhà sẽ không chỉ là địa điểm, khối dáng, là diện tích vô tri vô giác mà còn cần tích nạp và dung chứa được các giá trị cảm xúc.

Xin mượn câu thành ngữ Anh để kết thúc những ý niệm về không gian sống chữa lành cho chúng ta: “Charity begins from home” (Tạm dịch: Hạnh phúc bắt đầu từ tổ ấm). 

Bài và tư liệu: Nguyễn Nhàn, Minh Kiệt

Nội dung đã được đăng tải trên Tạp chí Kiến trúc Nhà đẹp (Tháng 3 năm 2022)

Hình ảnh: Đã được lựa chọn lại để phù hợp với Blog cá nhân

Đặt báo tại: http://www.tcnhadep.com/ktnd-2022-03/

Justina Blakeney, tay ngang đáng nể trong giới thiết kế

Justina Blakeney là nhà thiết kế, nhà văn, nghệ sĩ, diễn giả người Mỹ, người gây ấn tượng với Jungalow – phong cách “new Bohemian” ngập tràn màu sắc, hoa văn và thực vật.

Cô tin rằng: thiết kế tốt làm tăng chất lượng cuộc sống và mỗi người đều có thể tự thiết kế cuộc sống – không gian sống của chính mình. Cô cũng tin rằng: nguồn năng lượng sống đến từ con người, vật nuôi, cây cối bên trong ngôi nhà chính là những thứ tạo nên một ngôi nhà tuyệt vời. 

Justina Blakeney, tay ngang đáng nể trong giới thiết kế

Justina Blakeney, người thổi luồng sinh khí mới vào phong cách Bohemian và cho cả thế giới thấy sức mạnh đáng kinh ngạc của màu sắc

Justina Blakeney không được đào tạo chính quy về thiết kế kiến trúc hay thiết kế nội thất. Cô tốt nghiệp chuyên ngành Văn hóa nghệ thuật thế giới tại trường Đại học California Los Angeles và có nền tảng thiết kế đồ họa.

Sau hơn một thập kỷ kiên trì theo đuổi đam mê, cô được công nhận là nhà thiết kế nội thất đương đại có ảnh hưởng, mở ra kỷ nguyên sáng tạo không gian theo phong cách “new Bohemian” đầy cá tính. 

Cô không chỉ truyền cảm hứng, hướng dẫn và cung cấp sản phẩm để độc giả và khách hàng tự thiết kế ngôi nhà hạnh phúc của riêng họ, cô còn khởi xướng một phong cách sống cùng tên: Jungalow.

Jungalow Style đề cao sự tận hưởng mọi khoảnh khắc hạnh phúc, sự rung cảm với thiên nhiên, hoang dã. Đặc biệt, phong cách này “khuyên” mọi người “buông bỏ” để được tự do và luôn mở rộng trái tim để kết nối với những điều sâu thẳm nhất bên trong chính mình.

Justina Blakeney, tay ngang đáng nể trong giới thiết kế

Không gian Jungalow nhiều năng lượng do Justina Blakeney thiết kế

Hiện tại, cô sinh sống ở Los Angeles cùng chồng và con gái. Ngoài việc thiết kế, cô đồng sáng lập thương hiệu Jungalow, một cửa hàng cung cấp các sản phẩm nội thất phong cách Bohemian độc đáo. Cô cũng kết hợp với nhiều nhà sản xuất địa phương để ghi dấu ấn “Justina Blakeney” trong nhiều sản phẩm nội thất như gối, chăn, đồ trang trí, văn phòng phẩm… 

Hơn thế, cô được biết đến là tác giả nổi tiếng của 3 cuốn sách về nhà và trang trí nhà: “The new Bohemians: Cool and Collected Homes” (xuất bản năm 2015), “The new Bohemians Handbook: Come Home to good vibes” (xuất bản năm 2017), “Jungalow Decorate Wild” (xuất bản tháng 4 năm 2021).

Justina Blakeney, tay ngang đáng nể trong giới thiết kế

“Jungalow Decorate Wild”, cuốn sách mới nhất của Justina Blakeney. Đây là một cuốn hồi ký, một chuyến “home tour” đến 20 ngôi nhà khác nhau của tác giả. Thông qua cuốn sách, bạn sẽ nhận được nhiều hướng dẫn thú vị về cách trang trí nhà, mẹo mua sắm và làm vườn

Jungalow – Tình yêu dành cho màu sắc, hoa văn và thực vật

Sau 7 năm ở Florence, Ý, Justina Blakeney quay lại Los Angeles và sinh sống trong một căn Bungalow cũ. Tại đây, với nguồn cảm hứng đặc biệt từ ánh nắng và cây xanh trước nhà, cô quyết định thiết kế lại toàn bộ không gian theo ý thích: nhiều màu sắc, hoa văn và cây cối. Blog Jungalow – viên gạch đầu tiên cho phong cách thiết kế, phong cách sống Jungalow cũng được nhen nhóm từ nơi này.

Justina Blakeney không ngại sử dụng màu sắc táo bạo, các họa tiết hoa văn trông có vẻ kỳ lạ và đưa cả không gian ngoài trời vào nhà. Cô quan niệm: nhà là thế giới riêng của mỗi người và chúng ta có thể tìm thấy chính mình qua không gian sống. Vì vậy, hãy làm điều bạn cảm thấy thích và thoải mái, kể cả là khi người khác không thấy, không hiểu, không nhận ra ý nghĩa của nó. 

Justina Blakeney, tay ngang đáng nể trong giới thiết kế

Phong cách Jungalow hoang dã, phóng túng của Justina Blakeney hồ như “đi ngược” trong thời kỳ chiếm ưu thế của xu hướng tối giản, hiện đại và công nghiệp. Tuy nhiên, phong cách của cô được rất nhiều người yêu thích, nhất là những người yêu chủ nghĩa tối đa

Justina Blakeney, tay ngang đáng nể trong giới thiết kế

Jungalow tự do, phóng túng và có vẻ như không chịu ràng buộc nào trong việc kết hợp màu sắc, nội thất, hoa văn. Không phải như vậy. Mỗi sự lựa chọn được đưa ra dựa trên nguyên tắc: đặt bản thân làm trung tâm, sau đó tìm kiếm các yếu tố liên quan để tạo nên một không gian sống rất riêng của chính mình. Nhất là phải có sự hiểu biết về văn hóa, nguồn cội và thử nghiệm trước khi quyết định bất cứ một cách kết hợp nào.

Justina Blakeney, tay ngang đáng nể trong giới thiết kế

Jungalow = Jungle + Bungalow, do đó thực vật là yếu tố không thể thiếu

Justina Blakeney, tay ngang đáng nể trong giới thiết kế

Màu sắc và hoa văn là loại gia vị đặc trưng trong các thiết kế của Justina Blakeney

Justina Blakeney, tay ngang đáng nể trong giới thiết kế

Justina Blakeney tin rằng: mỗi người có thể tự thiết kế và tạo nên đặc trưng riêng cho không gian sống. Điều này bất chấp không gian, văn hóa và ngân sách, chỉ cần bạn khát khao, bạn sẽ có được ốc đảo tuyệt vời của riêng mình.

Jungalow – Sự kết nối kỳ diệu giữa các nền văn hóa

Justina Blakeney nhận ra giữa các nền văn hóa có sự kết nối diệu kỳ từ chính ngôi nhà thời thơ ấu tại Berkeley, California. Trong nhà cô, Mezuzah (1), Menorah (2) và mặt nạ truyền thống Tây Phi được trưng bày cùng nhau một cách trang trọng. Phía trên lò sưởi treo một bức tranh siêu thực khổng lồ của Ethiopia, và phía dưới là sự góp mặt của nến Havdalah và đĩa Challah (3).

(Lược dịch từ sách “Jungalow Decorate Wild”)

Với Justina Blakeney, sự kết hợp giữa đồ nội thất, đồ trang trí trong không gian nhà cũ không hề khó hiểu: cha cô là người Mỹ gốc Phi và người Mỹ bản địa, mẹ cô là người Do Thái Đông Âu. Cô còn cảm thấy cách kết hợp này rất thoải mái, gần gũi và mang một vẻ đẹp phi giới hạn, vượt khỏi sự ngăn cách của ranh mốc địa lý, của những ngăn trở về sắc tộc, văn hóa.

Sau này, khi ở Ý trong 7 năm, cô có cơ hội đến nhiều địa điểm khác như Madrid, Copenhagen, Jakarta, Jerusalem… Ở mỗi nơi, cô tìm hiểu về nguồn gốc văn hóa bản địa và tìm cách kết hợp chúng với nhau. Cô đưa những ý tưởng này vào thiết kế của mình, qua đó phản ánh vẻ đẹp kỳ diệu của sự kết hợp đa văn hóa.

Cô ý thức sâu sắc về việc tìm hiểu văn hóa của từng quốc gia, dân tộc trước khi muốn kết hợp chúng. Cô không đồng ý những kiểu decor không gian thiếu hiểu biết như vô tình chọn thảm cầu nguyện cho phòng tắm hoặc gọi tên lẫn lộn giữa thảm Thổ Nhĩ Kỳ và thảm hình học Aztec Navajo.

Justina Blakeney, tay ngang đáng nể trong giới thiết kế

Chiếc đèn mây tua rua được lấy ý tưởng từ chiếc mũ của người Indonesia

Justina Blakeney, tay ngang đáng nể trong giới thiết kế

Không gian có sự kết hợp giữa ghế Sven cảm hứng Scandinavian và những chiếc gối len sợi từ Chama, Mexico.

Justina Blakeney tỏ ra khá yêu thích trong việc kết hợp phong cách Bohemian với các phong cách thiết kế khác. Cô gắn chúng với cái tên dễ nhớ như: Scandibo (kết hợp giữa Scandinavian và Bohemian), Afribo (kết hợp giữa phong cách thiết kế Châu Phi và Bohemian), Bohemian Regency (pha trộn giữa phong cách thiết kế Hollywood Regency và Bohemian).

Justina Blakeney, tay ngang đáng nể trong giới thiết kế

Không gian Scandibo

Justina Blakeney, tay ngang đáng nể trong giới thiết kế

Không gian Afribo 

Justina Blakeney, tay ngang đáng nể trong giới thiết kế

Không gian Bohemian Regency

Một số sản phẩm do Justina Blakeney thiết kế

Ngoài việc sáng tạo nên những không gian tràn ngập năng lượng, Justina Blakeney còn kết hợp với nhiều nhà sản xuất địa phương để tạo nên các sản phẩm mang đậm màu sắc tự do, hoang dã. Cô dành tình yêu và sự tâm huyết cho từng họa tiết, hoa văn, cho từng ý nghĩa ẩn phía sau sản phẩm. Bởi cô hy vọng, mỗi sản phẩm sẽ là một sự rung cảm tốt đẹp mà khách hàng mang về và điểm xuyết cho tổ ấm.

Justina Blakeney, tay ngang đáng nể trong giới thiết kế

Bộ sưu tập mùa thu kết hợp với Target: đồ nội thất bằng cây mía, gương bọc vải thô, những chú chim bồ câu đáng yêu, hoa lá mùa thu…

Justina Blakeney, tay ngang đáng nể trong giới thiết kế

Giấy dán tường “Cosmic Desert” lấy cảm hứng từ bầu trời đêm nơi sa mạc

Justina Blakeney, tay ngang đáng nể trong giới thiết kế

Thảm Jamila (kết hợp với Loloi) được thực hiện bởi các nghệ nhân ở Ấn Độ 

Justina Blakeney, tay ngang đáng nể trong giới thiết kế

Những chiếc bình trang trí bằng gốm được thực hiện bởi các nghệ nhân Việt Nam

Justina Blakeney, tay ngang đáng nể trong giới thiết kế

Bộ chăn gối lấy cảm hứng từ vườn thực vật Jardin ở Paris

Justina Blakeney, tay ngang đáng nể trong giới thiết kế

Gối móc Cactus Call với sự tương phản thú vị của màu sắc

Chú thích:

  • (1) Mezuzah là mảnh giấy da cuộn tròn có ghi lời cầu nguyện “Shema Yisrael” từ Kinh Torah, mảnh giấy da này được đặt trên thanh dọc phía bên phải cửa ra vào nhà người Do Thái.
  • (2) Menorah, chân đèn, biểu tượng lâu đời của người Do Thái, của đạo Do Thái.
  • (3) Nến Havdalah và đĩa Challah, “thương hiệu” của người Do Thái.

Theo dõi Justina Blakeney tại:

Bài viết đã được đăng tại: Tạp chí Kiến trúc và đời sống (số 189, tháng 3/2022)

Hình ảnh: Justina Blakeney và Jungalow

Tài liệu tham khảo: Blog Justina Blakeney

Hình ảnh: Đã được lựa chọn lại để phù hợp với Blog cá nhân

Đặt báo tại: https://ktds.vn/

Kinh nghiệm viết bài dự án thiết kế – thi công dành cho người mới [kèm theo 5 gợi ý có thể áp dụng ngay]

Dự án là tài sản của kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất và các doanh nghiệp liên quan. Dự án không chỉ giúp họ thể hiện sự khác biệt mà còn thông qua đó kết nối với khách hàng mục tiêu. Vì vậy, viết bài dự án hiệu quả rất quan trọng.

(Lưu ý: Dự án mình nhắc đến trong bài viết bao gồm các dự án thiết kế – thi công kiến trúc, nội ngoại thất nhà ở.)

  • Nếu bạn là cây viết mới trong lĩnh vực này, khả năng viết bài dự án tốt sẽ giúp bạn có khách hàng xịn và thu nhập cao hơn. 
  • Nếu bạn là kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất hoặc doanh nghiệp đang tự chăm sóc website, blog riêng: viết bài dự án hiệu quả sẽ góp phần làm tăng giá trị cho mỗi dự án, biến dự án thành công cụ để tạo thương hiệu và kết nối khách hàng.

Vậy chúng ta phải viết nội dung cho các dự án như thế nào? Theo dõi bài viết nhé.

1/ Một số lỗi cơ bản khi viết bài dự án

Ngay sau đây là một số nguyên nhân làm nội dung bài dự án kém hiệu quả:

1.1/ Tập trung vào hình ảnh

Kinh nghiệm viết bài dự án thiết kế thi công hiệu quả

Nếu bài dự án chỉ đăng tải những bức hình như thế này thì không thể giúp khách hàng hiểu trọn vẹn cái hay, cái đẹp của các giải pháp tối ưu diện tích bên trong căn hộ 42m2

Thiết kế bởi: Egue Y Seta

Nguồn hình: Delikatissen (Nhiếp ảnh: Vicugo)

Hình ảnh thể hiện cái nhìn trực quan về thành quả của bạn và tác động đến cảm xúc, cảm hứng khách hàng. Vì vậy, mình không phủ nhận vai trò quan trọng của hình ảnh với một dự án. Nhưng bạn đừng phụ thuộc tất cả vào chúng:

Hình ảnh không giải quyết được vấn đề của khách hàng mục tiêu

Những khách hàng thực sự có nhu cầu thiết kế, thi công hoặc mua đồ nội thất thường tìm hiểu rất nhiều trước khi đưa ra quyết định.

Và họ đọc nội dung trên website, trên blog của bạn. Họ tham khảo kinh nghiệm bạn chia sẻ trong các bài dự án. Họ muốn tìm thấy điều mình cần tìm, họ muốn bạn giúp họ giải quyết vấn đề họ đang gặp phải.

Cùng mình tưởng tượng về một tấm hình đẹp lung linh ở góc ban công với hệ lam chắn gỗ và gạch thông gió. Chắc chắn tấm hình này không thể giúp khách hàng hiểu được tác dụng của hệ lam chắn và gạch thông gió trong dự án nhà hướng Tây mà bạn vừa chia sẻ. 

Thậm chí, khách hàng không biết hệ lam chắn hay gạch thông gió là hạng mục nào trong hình.

Bạn cần xây dựng nội dung cho bài dự án để qua đó, khách hàng hiểu về dự án: à, thì ra là như vậy. 

Bạn phải khiến khách hàng reo lên vì thích thú ý tưởng mà bạn đưa ra. 

Bạn phải đưa khách hàng liên tục đi qua những cung bậc cảm xúc ồ, quào, yeahhhh và chốt hợp đồng.

Kết: Khách hàng của bạn đang tìm hiểu xem bạn là ai, bạn có năng lực ra sao và bạn giúp ích được gì cho họ. 

Khách hàng của bạn không phải là những người có sở thích sưu tầm hình ảnh nhà đẹp để đóng Album. 

Nếu thực sự là như vậy, họ sẽ ghé Pinterest, Instagram hoặc các trang web chuyên về hình ảnh, những địa chỉ giúp họ dễ dàng tìm kiếm và phân loại hình ảnh hơn là vào website, blog của bạn.

Hình ảnh chưa đủ để tạo nên sự khác biệt

Như mình vừa phân tích ở trên, khi bạn giải quyết được vấn đề của khách hàng, năng lực chuyên môn của bạn sẽ được công nhận. Đây là cách để bạn tạo sự khác biệt.

Thay vì vào các website, blog đăng tải hình ảnh dự án đẹp và na ná nhau. Khách hàng sẽ lựa chọn địa chỉ tin cậy, nơi giúp họ giải quyết vấn đề tốt nhất.

1.2/ Viết phóng đại về dự án

Quản lý cũ của mình từng dặn dò về tính chân thật khi viết bài dự án. Anh nói rằng khách hàng có siêu năng lực “soi”. Họ có thể thể soi ra lỗi tật, khiếm khuyết hay điểm bất hợp lý trong dự án. Tốt nhất là nên chia sẻ về dự án một cách trung thực.

Bạn không thể viết một dự án đẹp không tì vết khi mà lớp sơn tường chẳng đều màu hay có một vết nứt nhỏ xuất hiện ở góc sàn. Bạn càng phóng đại càng phản tác dụng và lấy đi niềm tin khách hàng dành cho bạn. 

Ai có thể tin tưởng một cá nhân, doanh nghiệp thiếu thật thà? 

Họ sẽ đặt câu hỏi: liệu lời cam kết về chất lượng dịch vụ của bạn có bị phóng đại như cách bạn thể hiện qua nội dung bài dự án không?

1.3/ Viết không có trọng tâm

Nhiều bài viết dự án dài và dạt dào cảm xúc nhưng quên mất điều quan trọng của một dự án là tập trung vào việc cung cấp giá trị hữu ích cho khách hàng.

Ví dụ như khi viết về một dự án ở Đăk Lăk, bạn kể về cái nắng nóng gay gắt của Tây Nguyên, kể về con người nghĩa tình, kể về những ngày tháng gắn bó cùng người dân khi thực hiện công trình. 

Rồi sau đó bạn nhắc về ly cà phê hương thơm nồng nàn, kể về những món ăn dân dã của người đồng bào Ê-đê… Cứ thế bạn viết, bạn kể, rất dài, rất hay. Nhưng:

Bạn chưa đánh giá được điểm nổi bật của dự án

Ví dụ như dự án đã giải quyết được vấn đề tránh nước lũ vào mùa mưa bằng giải pháp nhà sàn, tạo không gian liền lạc với giải pháp hạn chế tối đa các vách ngăn, xây tường đôi tránh nắng nóng…

Bạn chưa tập trung vào khách hàng, chưa giải quyết được vấn đề khách hàng cần

Khách hàng không tìm hiểu về khí hậu và con người Tây Nguyên. Điều họ đang tìm hiểu chính là công năng ngôi nhà, dự toán chi phí, là những giải pháp bố trí không gian đặc biệt, là cách lựa chọn vật liệu… Những thông tin hữu ích có giá trị tham khảo để áp dụng vào nhà của họ hoặc nhờ đó mà họ có thêm kinh nghiệm.

1.4/ Đánh giá quá cao khách hàng và độc giả

Một số bài viết dự án khác lại vô cùng chỉn chu về hình ảnh và câu từ. Rất tiếc, nếu khách hàng và độc giả không phải là người trong nghề thì rất khó để hiểu trọn vẹn nội dung.

Vì sao ư? Vì bài viết sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Điều này làm quá trình theo dõi, tìm hiểu về dự án của khách hàng và độc giả khó khăn hơn. Do đó, bạn nên viết bài dự án với từ ngữ bình dân, dễ hiểu.

Thông qua câu từ đơn giản, bình thường mà bạn chuyển tải hết được những thông điệp quan trọng, những điểm cốt lõi của dự án mới thực sự là một bài viết dự án hiệu quả.

1.5/ Sao chép nội dung

Bạn đừng bao giờ nghĩ đến việc sao chép nội dung:

Thứ nhất, sao chép nội dung là ăn cắp công sức lao động của người khác. Điều này vi phạm đạo đức nghề nghiệp. 

Thứ hai, mỗi dự án một khác biệt, việc sao chép nội dung có thể dẫn đến hậu quả tai hại.

Một ứng viên của mình từng sao chép nội dung cho bài test đầu vào, và vì không có kiến thức chuyên ngành nên thành ra bài viết có nội dung sai.

Bạn ấy tham khảo bài viết về biệt thự có hệ mái Mansard và sau đó áp dụng cho dự án biệt thự mái thái như thế này:

“Hệ mái thái chính là giải pháp giúp biệt thự cao hơn, thanh thoát hơn. Đặc biệt, hệ mái thái còn là cách giúp gia chủ ăn gian diện tích khi mà có thể tận dụng được không gian mái cho phòng tập. Nhất là ghi dấu ấn khác biệt với “ngoại hình” đậm chất Pháp”

Một ví dụ khác: Khi bạn đọc được ở đâu đó bài viết dự án có đề cập đến giải pháp làm móng khoan cọc nhồi. Bạn thấy bài viết quá thuyết phục nên đã áp dụng cho bài dự án mới của công ty mình. Nhưng, dự án của công ty bạn được thực hiện trên nền đất cứng, chỉ cần giải pháp móng băng là đã hợp lý. 

Nội dung bài dự án thiếu chính xác về kiến thức cơ bản như vậy có đủ để thuyết phục khách hàng?

Thứ ba, việc sao chép nội dung ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của bạn, của công ty bạn. Nó cũng ảnh hưởng đến việc cải thiện thứ hạng tìm kiếm trên Google.

Kết: Mỗi dự án có những điểm riêng mà không thể sao chép được từ bất kỳ đâu. Nếu đi sao chép mà không có kiến thức chuyên ngành thì rất nguy hiểm.

1.6/ Viết quá nhiều về mình

Nội dung có giá trị hữu ích cho khách hàng là nội dung hiểu thấu vấn đề khách hàng đang gặp phải và giúp họ giải quyết nó. Vì thế, bạn đừng PR quá nhiều về mình trong các bài dự án.

Năng lực và kinh nghiệm của bạn đã được thể hiện thông qua các dự án, các bài viết chia sẻ trên website, blog; qua cách tư vấn, làm việc với khách hàng. Khách hàng sẽ tự kiểm chứng điều này và đương nhiên, bạn không cần phải tốn công sức “quảng cáo”.

Mình hiểu mỗi dự án là một “đứa con tinh thần” của bạn. Bạn tốn rất nhiều chất xám, thời gian, tâm sức để hoàn thành. Vì thế, bạn ưu ái cũng là điều bình thường.

Nhưng không có giải pháp nào là hoàn hảo. Chắc chắn dự án sẽ có ít nhất một điểm trừ nào đó mà với tư cách là nhà chuyên môn, nhà tư vấn, bạn cần phân tích đa chiều để khách hàng, để độc giả của bạn có thêm thông tin hữu ích.

Ở tư cách một người viết thực hiện nội dung cho các dự án của khách hàng. Bạn cần lưu ý ở điểm này nhé. Bạn nên làm việc với khách hàng về vấn đề PR quá nhiều hay viết phóng đại về dự án thực tế của mình. Mình hiểu, thời gian đầu tiên, bạn sẽ khó “lên tiếng” mà thường sẽ nghe theo khách hàng. Nhưng về lâu dài, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và không thoải mái với cách làm việc này.

Với kinh nghiệm của mình, bạn hãy phân tích để khách hàng thấy được cái nên/không nên khi viết dự án. Và mình chắc chắn, với kiến thức chuyên môn và sự chân thành của bạn, bạn sẽ thuyết phục được khách hàng. Trường hợp khách hàng không ưng ý, không muốn làm việc với bạn, bạn cũng không nên tiếc, bạn sẽ tìm được khách hàng tốt hơn.

2/ Tiêu chí 3Đ cho bài dự án

2.1/ Đúng

Kinh nghiệm viết bài dự án thiết kế thi công hiệu quả

Chưa cần hay, bài dự án cần đủ và đúng thông tin

Nguồn hình: Unsplash/ Jonathan Borba

Đúng kiến thức chuyên môn

Bạn nên tham khảo thông tin từ nguồn tin cậy, từ người trong nghề trước khi đưa ra một nhận định “ngoài tầm với”. Nghĩa là điều không thuộc phạm vi biết và hiểu của bạn thì cần được kiểm chứng và chọn lọc.

Bạn biết đấy, rất có thể khách hàng của bạn, độc giả của bạn dựa vào kiến thức bạn chia sẻ để làm theo. Việc chia sẻ thông tin không đúng sẽ làm ảnh hưởng đến người khác và kể cả bạn.

Đúng sự thật: không kể, không viết khoa trương về dự án.

Mặc dù dự án là “chiếc cần câu cơm” quý giá nhưng đừng vì thế mà tô vẽ thêm cho dự án những điểm hay, những điểm đẹp trong khi chất lượng dự án không hoàn hảo đến như vậy.

2.2/ Đủ

Đủ thông tin: tất cả thông tin mà bạn cảm thấy hữu ích và có giá trị với khách hàng đều nên được chia sẻ. Từ kế hoạch cải tạo, thời gian thiết kế, thi công cho đến dự trù chi phí, địa chỉ mua nội thất hoàn thiện… Đây là cách giúp khách hàng, độc giả của bạn dễ dàng tổng hợp thông tin và tìm ra câu trả lời cho những băn khoăn của mình.

Đối với những dự án thiết kế, thi công, nếu có thể bạn hãy hướng dẫn khách hàng và độc giả về việc lựa chọn vật liệu hoặc địa chỉ cung cấp sản phẩm.

Bạn là người trong nghề nên việc tìm địa chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng, giá cả phải chăng không khó. Nhưng khách hàng thì không phải ai cũng có kinh nghiệm mua vật liệu, nội thất. Nhất là khi thị trường vật liệu, nội thất vô cùng đa dạng, việc tìm kiếm tự do rất dễ bị “tẩu hỏa nhập ma”.

Nhiều khách hàng còn bị lừa mua những sản phẩm kém chất lượng với giá trên trời.

Đủ dùng: không viết bài dự án dài dòng, “dây cà ra dây muống” cùng các câu chuyện không liên quan đến dự án. 

Bạn có thể thêm một số câu chuyện nhỏ để giảm bớt tính khô khan của bài viết nhưng đừng lan man. Viết đủ để khách hàng hiểu, viết đủ để thể hiện tính khác biệt, viết đủ để kết nối khách hàng cũ – mới và có hợp đồng. 

Vậy là đủ.

2.3/ Đẹp

Yếu tố đẹp dựa vào bố cục bài viết, hình ảnh được lựa chọn và câu từ đẹp.

Bố cục bài viết

Bố cục bài viết cần được phân chia rõ ràng, phân tách thành đoạn ngắn hoặc chia theo tiêu đề chính phụ, sử dụng gạch đầu dòng để khách hàng và độc giả tiện theo dõi. 

Hình ảnh

Lựa chọn hình ảnh cũng là một khâu khá đau đầu (theo kinh nghiệm của mình). Không phải hình ảnh đẹp lung linh được chọn, hình ảnh chân thực và phù hợp nhất với dự án sẽ được chọn.

Ví dụ:

Khi bạn viết dự án cải tạo thì nên có hình ảnh trước và sau khi cải tạo. Từ hình ảnh, khách hàng và độc giả dễ nhận ra kết quả của quá trình “lột xác”.

Kinh nghiệm viết bài dự án thiết kế thi công hiệu quả

Đôi khi, một bức ảnh “Before – After” thôi cũng đủ chạm tới cảm xúc khách hàng

Nguồn hình: Contemporist

Khi bạn viết dự án thi công đã hoàn thành, bạn có thể lựa chọn hình ảnh để kể một câu chuyện đầy đủ: hình ảnh hiện trạng, hình ảnh làm móng, xây tường, hoàn thiện, hình ảnh lắp đặt nội thất… 

Kết: Hình ảnh cộng với những lời giải thích thuyết phục đính kèm sẽ giúp khách hàng và độc giả nhanh chóng hiểu hết những điều bạn muốn chia sẻ.

Câu từ đẹp

Đầu tiên, câu từ đẹp là câu từ dễ hiểu: không sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành hoặc sử dụng đoạn văn dài, mờ ý. 

Bạn cũng đừng sử dụng nhiều từ ngữ hoa mỹ, sáo rỗng để mô tả về dự án.

Ví dụ: “Là công ty thi công nhà hàng đầu hiện nay tại TP.HCM, công ty ABC chúng tôi vừa hoàn thành và bàn giao một không gian đẹp tuyệt vời cho gia chủ. Một không gian đốn tim các bạn ngay từ ánh nhìn đầu tiên”.

Khách hàng của bạn sẽ thích hơn nội dung như thế này:

“Dự án ABC là một ngôi nhà 4 tầng hẹp ngang ở vị trí khuất sáng. Chúng tôi đã tập trung vào các giải pháp: bố trí không gian theo chiều dọc, sử dụng nội thất tối giản và ô lấy sáng trên tường.

Thời gian hoàn thành dự án: 8 tháng (bao gồm thời gian thiết kế và thi công).

Dự trù chi phí từ A đến Z: 6 tỷ.

Mời các bạn theo dõi bài viết để tìm hiểu nhiều hơn về dự án”.

Tiếp theo là câu từ có hồn.

Nhiều cây viết chia sẻ với mình: lĩnh vực thiết kế – thi công (kiến trúc – nội thất) sao mà khô khan quá.

Thực ra, lĩnh vực này rất cần yếu tố cảm xúc, nghệ thuật. Nhưng những yếu tố này cần được lồng ghép tự nhiên và vừa đủ. Đó là cảm xúc thật sự của bạn, không phải là việc nhồi nhét tính từ mô tả cảm xúc hay các loại câu cảm thán nhé.

3/ 05 gợi ý viết bài dự án bạn [có thể áp dụng ngay]

Một: Kể câu chuyện liên quan đến dự án để tạo ấn tượng đầu tiên

Những bài viết kể câu chuyện liên quan đến dự án rất dễ “lấy lòng” khách hàng. Nhưng câu chuyện phải có ý nghĩa, có giá trị.

Bạn có thể kể câu chuyện về khách hàng, về quá trình làm dự án, kể về người thực hiện dự án, kể về khó khăn, thách thức khi thực hiện dự án… hoặc bạn kể về nguồn cảm hứng giúp bạn hoàn thành dự án.

>> Bạn có thể tham khảo cách viết dự án theo cách này tại: Vibati Coffee – Tưởng bí mà ra ý

Hai: Phỏng vấn người tham gia dự án

Kinh nghiệm viết bài dự án thiết kế thi công hiệu quả

Bạn sẽ có thêm nhiều tư liệu và ý tưởng thú vị cho bài dự án của mình khi trò chuyện với những người liên quan

Nguồn hình: Unplash/Dylan Gillis

Bạn có thể phỏng vấn người phụ trách thiết kế, tổ thi công hoặc phỏng vấn cả hai. Quan trọng là trong cuộc phỏng vấn của bạn, các yếu tố quan trọng nhất thuộc về dự án phải được thể hiện.

Dự án tên là gì? Được thực hiện vào thời gian nào? Kết thúc thời điểm nào?

Dự án có gì đặc biệt? Những kinh nghiệm nào cần bỏ túi nếu thực hiện dự án tương tự?

Dự trù chi phí là bao nhiêu? Có lưu ý gì khác khi mua vật liệu, nội thất không?

Ở gợi ý số 2, bạn có thể viết bài theo dạng bài phỏng vấn hoặc bạn trình bày lại nội dung cuộc trò chuyện xen kẽ với các điểm nổi bật trong dự án (theo kinh nghiệm, đánh giá của bạn).

Ba: Liệt kê điểm sáng của dự án

Với cây viết có kinh nghiệm hoặc cây viết là kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất thì việc triển khai bài viết dự án theo hướng này rất dễ dàng.

Kể cả là viết về những dự án tham khảo trên Internet, họ cũng nhanh chóng lựa chọn được những điểm nổi bật nhất của dự án và viết về nó. 

Như mình đã tập trung vào “điểm sáng” – cái “sạch” ở công trình “Nhà chị Mai”:

  • Cái “sạch” đầu tiên thể hiện qua ngôn ngữ thiết kế lược bỏ đi những chi tiết cầu kỳ, những hạng mục ít nhu cầu sử dụng…
  • Cái “sạch” tiếp theo dành cho tâm lý người trung niên thường hay quan tâm “nhà sạch thì mát” đúng nghĩa đen vốn có. Vật liệu, màu sắc, đồ nội thất chú trọng đến khả năng dễ dàng làm sạchtrong sinh hoạt hằng ngày…
  • Cái “sạch” khác đến từ ngôn ngữ thiết kế và kỹ thuật thi công. Ngôi nhà mang dáng dấp nhà đồng quê kiểu Mỹ với mái chữ A lệch nhẹ, hình khối gọn gàng, đơn giản và được sắp đặt rất tự nhiên. Chẳng cần gượng gồng bắt chước một phong cách xa hoa lồi ra thụt vào, cột kèo hay bậc cấp “lên bờ xuống ruộng” phức tạp và thiếu an toàn cho người cao tuổi sử dụng…”

Hay như bài viết “Căn hộ Việt Nam mang phong cách Hàn Quốc: nhẹ nhàng và ấm cúng” trên Elledecoration.vn, mình đã nhắc đến 2 điểm sáng của dự án (theo kinh nghiệm và góc nhìn của cá nhân mình), đó là:

  1. Những đường cong liền lạc
  2. Sức mạnh của đồ décor và nội thất rời

Bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây.

Điểm nổi bật như là luận điểm của bài văn nghị luận, nhiệm vụ của bạn là tìm các luận cứ, dẫn chứng liên quan để phân tích kỹ hơn, sâu hơn cho từng luận điểm.

Bốn: Đánh giá của gia chủ về dự án

Kinh nghiệm viết bài dự án thiết kế thi công hiệu quả

Nguồn hình: Unplash/ Johan Gudínez

Lời đánh giá của khách hàng về bạn và dự án bạn thực hiện sẽ có giá trị thuyết phục những khách hàng khác hơn rất nhiều lần so với việc bạn tự giới thiệu về nó.

Theo số liệu chia sẻ từ Adweek thì: 76% khách hàng tin tưởng chia sẻ từ khách hàng cũ hơn là nội dung được chia sẻ từ các thương hiệu.

Link bài viết gốc

Gợi ý cho bạn: Bạn có thể viết bài phỏng vấn khách hàng, thông qua đó làm rõ về dự án. Cuối bài viết, bạn chia sẻ một đoạn video ngắn về cuộc trò chuyện với khách hàng để tăng tính chân thật. Nếu không, hãy ghi lại những hình ảnh trong cuộc trò chuyện để làm bằng chứng thuyết phục bạn đọc.

Năm: Viết về khó khăn, thách thức của dự án

Viết trực tiếp về khó khăn của dự án và đưa ra cách giải quyết hợp lý cũng là một hướng để bạn lựa chọn.

Ví dụ: “Phải làm gì với căn hộ nằm ở góc tù chung cư thiết kế kiểu cũ với những góc chéo “khó ưa”? Liệu có giải pháp thuyết phục nào để giải quyết bài toán khó mà gia chủ đưa ra cho chúng tôi? Theo dõi bài viết cùng những chia sẻ về dự án nhé”.

Sau khi đặt vấn đề trực tiếp, bạn có thể triển khai phần thân bài viết với các ý như:

Những góc chéo “khó ưa” như thế nào? 

Quá trình đưa ra giải pháp ra sao?

Giải pháp được lựa chọn là gì?

Giải pháp đó có giải quyết tốt bài toán đặt ra không?

Xem thêm: “Thiết kế nhà 3 tầng kiểu mở” để tham khảo cách viết giải quyết thách thức của dự án.

Lưu ý: Dù chọn viết bài dự án theo cách nào bạn cũng đừng quên trọng tâm bài viết là khách hàng: thấu hiểu vấn đề của khách hàng và giúp họ giải quyết nó.

Tóm lại:

Mỗi dự án là một sản phẩm để bạn giới thiệu và thuyết phục khách hàng. Thuyết phục được họ qua Internet hay không được quyết định rất lớn qua nội dung bạn thể hiện trong bài viết.

Hi vọng rằng, những kinh nghiệm viết bài dự án thiết kế thi công (kiến trúc – nội thất) mà mình chia sẻ trong bài viết sẽ giúp các dự án của bạn thêm phần giá trị và thuyết phục hơn. 

Cảm ơn các bạn đã theo dõi đến đây và hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé.

[Image] – Không gian tối giản với bảng màu hạn chế nhưng nổi bật nhờ các yếu tố tương phản được đưa vào đúng lúc

Bạn sẽ dễ dàng nhận ra các yếu tố tương phản được kiến trúc sư đưa vào khắp nơi trong không gian: lò sưởi bằng thép sơn màu đen nổi bật bên cạnh chiếc tủ lưu trữ màu trắng ở phòng khách, bàn ăn màu trắng kết hợp cùng với ghế ăn màu đen, đèn chùm trang trí màu đen ở phòng ăn, tay vịn cầu thang bằng gỗ màu đen nổi bật trên lớp sơn tường màu trắng ở lối đi.

Hoặc chỉ một phần nhỏ tủ đầu giường màu đen thôi cũng đủ tạo điểm nhấn cho không gian phòng ngủ trắng tinh khôi.

Đặc biệt, các bức tường được hạn chế tạo điều kiện cho ánh sáng tự nhiên lưu thông thoải mái và “thâm nhập” sâu vào nhà giúp không gian luôn thoáng, sáng, mát mẻ.

Địa điểm: Montreal, Canada.

Thiết kế bởi: APPAREIL Architecture

Nguồn hình: Félix Michaud

Không gian tối giản với bảng màu hạn chế nhưng nổi bật nhờ các yếu tố tương phản được đưa vào đúng lúc Không gian tối giản với bảng màu hạn chế nhưng nổi bật nhờ các yếu tố tương phản được đưa vào đúng lúc Không gian tối giản với bảng màu hạn chế nhưng nổi bật nhờ các yếu tố tương phản được đưa vào đúng lúc Không gian tối giản với bảng màu hạn chế nhưng nổi bật nhờ các yếu tố tương phản được đưa vào đúng lúc Không gian tối giản với bảng màu hạn chế nhưng nổi bật nhờ các yếu tố tương phản được đưa vào đúng lúc Không gian tối giản với bảng màu hạn chế nhưng nổi bật nhờ các yếu tố tương phản được đưa vào đúng lúc Không gian tối giản với bảng màu hạn chế nhưng nổi bật nhờ các yếu tố tương phản được đưa vào đúng lúc Không gian tối giản với bảng màu hạn chế nhưng nổi bật nhờ các yếu tố tương phản được đưa vào đúng lúc Không gian tối giản với bảng màu hạn chế nhưng nổi bật nhờ các yếu tố tương phản được đưa vào đúng lúc Không gian tối giản với bảng màu hạn chế nhưng nổi bật nhờ các yếu tố tương phản được đưa vào đúng lúc Không gian tối giản với bảng màu hạn chế nhưng nổi bật nhờ các yếu tố tương phản được đưa vào đúng lúc Không gian tối giản với bảng màu hạn chế nhưng nổi bật nhờ các yếu tố tương phản được đưa vào đúng lúc Không gian tối giản với bảng màu hạn chế nhưng nổi bật nhờ các yếu tố tương phản được đưa vào đúng lúc Không gian tối giản với bảng màu hạn chế nhưng nổi bật nhờ các yếu tố tương phản được đưa vào đúng lúc Không gian tối giản với bảng màu hạn chế nhưng nổi bật nhờ các yếu tố tương phản được đưa vào đúng lúc Không gian tối giản với bảng màu hạn chế nhưng nổi bật nhờ các yếu tố tương phản được đưa vào đúng lúc Không gian tối giản với bảng màu hạn chế nhưng nổi bật nhờ các yếu tố tương phản được đưa vào đúng lúc

“Thanh lọc” đồ đạc – Bí quyết giảm căng thẳng và duy trì hạnh phúc

Công việc ngày hôm nay của bạn khá căng thẳng. Bạn muốn trở về nhà để nghỉ ngơi nhưng trước mắt bạn là ngổn ngang quần áo, bát đĩa, sách vở, tạp chí, đồ chơi trẻ con… 

Bạn không có thời gian để nghỉ ngơi mà phải chuẩn bị bữa tối và thu dọn mớ lộn xộn kia. Tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ: bạn căng thẳng, khó chịu và đâm ra cáu gắt. 

Mình đồng cảm với bạn vì mình cũng từng như thế. Mình cảm thấy ngột ngạt và dễ bực dọc bởi mọi thứ dường như quá tải. 

Mình làm không khí trong gia đình bị căng thẳng theo, cơm tối không còn ngon ngọt hay vui vẻ. 

Mình tự trách bản thân và mong muốn thay đổi nhưng đâu lại vào đấy khi mà trở về nhà, trước mắt mình lại là một không gian bừa bộn.

Và bạn biết không, bây giờ mình đã chấm dứt được tình trạng ấy. Mình muốn chia sẻ với bạn, từ những điều rất đơn giản nhưng ảnh hưởng lớn đến tâm trạng, cuộc sống và hạnh phúc của chính bạn. Chúng ta cùng thử thay đổi nhé.

Dọn dẹp nhà cửa - Bí quyết giảm căng thẳng và duy trì hạnh phúc

Bạn có ấn tượng với không gian như thế này không?

Nguồn ảnh: House Beautiful

1/ Sự thật: Không gian đang bị “giặc ngoài” xâm chiếm và “tay trong” đáng gờm

Hầu hết, việc không gian ngày càng bị lấp đầy bởi những món đồ là do thói quen của chúng ta. Mỗi ngày một ít và chính chúng ta cũng không thể tưởng tượng được mức độ tăng lên của đồ đạc. 

Ngay sau đây là một số thói quen có thể khiến đồ đạc trong nhà của bạn tăng lên:

Thói quen mua sắm không có chủ đích

Trước khi mua sắm các vật dụng cá nhân đơn giản như quần áo, đồ trang điểm, đồ lưu niệm… hầu như mình không lên kế hoạch trước.

Mình không nghĩ tới mình mua để làm gì và có sử dụng chúng hay không. 

Thấy cửa hàng đang sale off lớn là mình mua. 

Thấy chiếc váy đẹp là mình mua. 

Thấy món đồ lưu niệm kia xinh xắn là mình mua.

Ngày này qua ngày khác, liên tục, và không gian dần bị lấp đầy.

Cảm giác tự trách vì đã lỡ tiêu tiền

Đã có lúc, mình nhận ra việc không gian bị lấp đầy và mình cần giảm thiểu bớt đồ đạc. Nhưng mình không thể loại bỏ được bất cứ thứ gì. Mình cảm thấy có lỗi và tiếc tiền khi đã mua mà bây giờ lại loại bỏ.

Ngày này qua ngày khác, liên tục, và không gian dần bị lấp đầy.

Vật dụng gắn với tình cảm, kỷ niệm

 

thanh loc do dac 02

Nguồn ảnh: Unsplash/ Nina Mercado

Đây là những thứ chiếm rất nhiều không gian ở nhà mình. Mình thừa nhận, mình gắn chặt tình cảm lên mỗi món đồ và khi phải loại bỏ hoặc thanh lý cho người khác, mình thấy như là vừa mất đi một thứ gì cực kỳ quan trọng.

Hồi sinh viên, mình vừa đi học, vừa đi làm và mua được mấy cái áo thun. Vài năm sau đó, sau khi đã đi làm, mình vẫn không thể bỏ đi vì chúng gắn với “mồ hôi nước mắt” của mình. Mình luôn cất trong tủ.

Cho đến cả những bộ quần áo rộng thùng thình hồi mình 70kg, mình cũng không nỡ bỏ vì đó là “quá khứ huy hoàng” của mình. 

Rồi những chiếc móc khóa, chiếc bút, kẹp tóc… mà bạn bè mình mua tặng khi đi du lịch. Mình vẫn giữ, dù nó đã tróc sơn, bong chỉ, đã không thể sử dụng được và mình thậm chí cũng không nhớ là ai đã tặng.

Ngày này qua ngày khác, liên tục, và không gian dần bị lấp đầy.

Thói quen tích trữ đồ vì nghĩ rằng sẽ có lúc dùng đến

Mình từng sợ sự thiếu thốn và cất trữ rất nhiều thứ vì nghĩ rằng sẽ có lúc dùng đến. Từ những chiếc túi ni lông xinh xắn, túi giấy handmade cho đến hộp nhựa, phong bao dễ thương, dây thun, giấy báo, vải vóc… đều được mình gắn cho một sứ mệnh quan trọng vào một ngày nào đó: “Sẽ có lúc dùng đến”.

Dọn dẹp nhà cửa - Bí quyết giảm căng thẳng và duy trì hạnh phúc

Đồ đạc trong nhà nhân lên nhiều thêm nhưng cái ngày sẽ dùng đến đó lại chưa từng xuất hiện

Nguồn ảnh: Additude Mag

Và ngày này qua ngày khác, liên tục, không gian dần bị lấp đầy.

2/ Gợi ý 5 bước “thanh lọc” đồ đạc mà ai cũng có thể thực hiện được

Việc “thanh lọc” đồ đạc mang đến nhiều lợi ích mà chỉ khi bạn tự trải nghiệm mới thật sự trọn vẹn:

  • Bạn có thêm thời gian nhàn rỗi để dành cho bản thân, gia đình, cho những công việc mình yêu thích.
  • Bạn tiết kiệm được kha khá từ việc mua sắm có chủ đích và thanh lý lại đồ đạc không còn sử dụng.
  • Bạn hạn chế được tình trạng căng thẳng khi việc dọn dẹp nhà trở nên nhẹ nhàng. 
  • Bạn cũng chẳng cần bực dọc khi phải tốn quá nhiều thời gian để tìm kiếm một món đồ nào đó không rõ “tung tích”.
  • Bạn vui vẻ và hạnh phúc hơn mỗi ngày cùng nguồn năng lượng tươi mới, tích cực.

Bạn cảm thấy những lợi ích mình vừa nhắc đến có ý nghĩa với cuộc sống hiện tại của bạn? Và bạn muốn bắt đầu kế hoạch “thanh lọc” đồ đạc ngay? 

Sau đây là 5 bước “thanh lọc” đồ đạc mà bạn có thể áp dụng đối với không gian nhà mình:

Bước 1: Tự hỏi mình có cần “thanh lọc” đồ đạc không?

Mình bắt đầu “thanh lọc” đồ đạc và sắp xếp lại không gian sau khi đọc cuốn “Lối sống tối giản của người Nhật”. 

Mình không áp dụng tất cả những gì tác giả chia sẻ. Mình chỉ áp dụng những điều mình cảm thấy phù hợp và những điều này đã có tác động tích cực đối với mình.

Nhưng không phải ai cũng thích gọn gàng. Nhiều người thích sự lộn xộn và bừa bộn vì sẽ giúp họ có thêm nhiều ý tưởng trong công việc. 

Nhiều người khác lại cảm thấy an toàn khi có nhiều đồ đạc và đương nhiên chẳng cảm thấy có bất cứ trở ngại nào với chúng.

Vì vậy, trước khi bắt tay thực hiện kế hoạch “thanh lọc” đồ đạc, bạn cần tự trả lời một số câu hỏi:

  • Bạn có đang cảm thấy căng thẳng vì nhà mình/ phòng mình có quá nhiều đồ đạc?
  • Bạn có nghĩ là mình cần loại bỏ bớt một số vật dụng không quan trọng để thay đổi điều này?
  • Thứ gì thật sự cần và quan trọng với bạn?
  • Bạn có nghĩ là mình sẽ loại bỏ được một thứ gì đó không? Bạn không thể bỏ vì lý do gì? Vì tiếc tiền, vì tình cảm hay vì điều gì khác?

Bước 2: Thay đổi suy nghĩ về việc loại bỏ đồ đạc

Như mình đã nhắc đến ở đầu bài viết, mình rất khó để loại bỏ đồ đạc vì tiếc tiền và cảm thấy có lỗi với người khác.

Nếu bạn cũng đang như mình, hãy thay đổi một chút trong suy nghĩ:

  • Việc loại bỏ bớt vật dụng thừa, sắp xếp lại không gian là để bản thân và gia đình hạnh phúc, thoải mái hơn.
  • Nếu bạn vẫn không thể từ bỏ được vật dụng, hãy tha thứ cho bản thân, đừng tự trách mình vì đã lỡ tốn kém nữa, hãy rút kinh nghiệm để sau này mua sắm có chủ đích hơn.
  • Nghĩ thoáng một chút, thay vì để vật dụng đó ở lại và khiến bạn mệt mỏi, hãy cảm thấy hạnh phúc vì món đồ đó cuối cùng cũng có người cần – họ đang sử dụng chúng và đó là món đồ ý nghĩa với cuộc sống của họ. Chúng không bám bụi, không nằm sâu dưới đáy tủ, không là nguyên nhân khiến bất kỳ ai mệt mỏi, bực bội.
  • Và, người tặng quà cho bạn chắc chắn sẽ hạnh phúc khi bạn đang hạnh phúc.

Bước 3: Lên kế hoạch cho việc “thanh lọc” đồ đạc

Lên kế hoạch cho việc “thanh lọc” đồ đạc sẽ giúp bạn không bị choáng ngợp khi không gian có quá nhiều đồ. Bạn cũng dễ dàng xử lý những món đồ xếp trong danh sách cần “thanh lọc”.

Bạn có thể “thanh lọc” từng phòng hoặc bắt đầu từ những khu vực mà bạn cảm thấy nhiều đồ và lộn xộn nhất. 

Tin mình đi, sau khi hoàn thành được một phòng hoặc một khu vực nào đó, thành quả sẽ giúp bạn có thêm năng lượng để bắt đầu lần “thanh lọc” thứ hai, thứ ba…

Bước 4: Phân loại vật dụng và xử lý “hậu quả”

Dọn dẹp nhà cửa - Bí quyết giảm căng thẳng và duy trì hạnh phúc

Nguồn ảnh: Storat

Nào, nhìn quanh một vòng và bắt đầu phân loại nhé. 

  • Trong phòng đang có những đồ vật gì? 
  • Thứ gì là quan trọng? 
  • Thứ nào có thể loại bỏ? 
  • Loại bỏ bằng cách nào? 

Đồ đạc sẽ chia thành 3 nhóm:

  • Nhóm không thể sử dụng được vì hư hỏng, hết hạn sử dụng, vô giá trị: Bạn cho chúng vào thùng rác.
  • Nhóm đồ còn sử dụng tốt nhưng bạn không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được: Bạn thanh lý hoặc cho, tặng những người cần đến chúng.
  • Nhóm đồ đạc và vật dụng bạn cảm thấy cần và ý nghĩa với bạn: Bạn sắp xếp chúng gọn gàng, đúng vị trí.

Bước 5: Duy trì thói quen

Việc “thanh lọc” đồ đạc một lần không đảm bảo rằng không gian của bạn sẽ gọn gàng và trật tự lâu dài. Điều này phụ thuộc vào thói quen của bạn mỗi ngày.

  • Dành 15 phút mỗi ngày cho việc dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc để không gian luôn sạch sẽ, gọn gàng. Bạn sẽ không rơi vào tình trạng quá tải mỗi khi bắt đầu kế hoạch dọn dẹp.

Dọn dẹp nhà cửa - Bí quyết giảm căng thẳng và duy trì hạnh phúc

Nguồn ảnh: Freshy Site

  • Mua sắm cân nhắc và có chủ đích, hạn chế việc mua sắm theo cảm xúc. Nếu không, một ngày không xa, bạn lại phải tiếp tục vật lộn với một không gian bừa bộn.
  • Thường xuyên kiểm tra đồ đạc trong nhà và “thanh lọc” ngay khi bạn cảm thấy chúng đã “cô đơn” lâu ngày.

3/ Mình đã “thanh lọc” đồ đạc như thế nào?

Bắt đầu từ tủ quần áo

Dọn dẹp nhà cửa - Bí quyết giảm căng thẳng và duy trì hạnh phúc

Sắp xếp lại tủ quần áo để thoát khỏi tình trạng “không có gì để mặc” mỗi ngày

Nguồn ảnh: Maximize Minimalism

Trước đây, tủ quần áo của mình rất nhiều quần áo, váy vóc, phụ kiện. Có những bộ quần áo mình chưa mặc hoặc chỉ mặc một lần rồi cất tủ. Nhưng mình không tặng ai cũng không thanh lý lại vì mình tiếc.

Và mình cũng dành hàng giờ đồng hồ đứng trước tủ quần áo rồi lắc đầu ngán ngẩm: “Không có gì để mặc”.

Bây giờ mình đã hiểu tại sao lúc đó mình “không có gì để mặc”. Bởi vì có quá nhiều sự lựa chọn nên việc lựa chọn thêm băn khoăn, bối rối. Đúng là: “Khi tất cả mọi thứ đều quan trọng thì không có thứ gì quan trọng cả”.

Mình bắt đầu “thanh lọc” tủ quần áo của nhà mình:

  • Bước 1: Xác định những loại quần áo phù hợp với mình, với chồng và con mình.
  • Bước 2: Phân loại quần áo thành những loại quần áo mà gia đình mình cất tủ đã lâu mà không sử dụng, những loại quần áo thường xuyên sử dụng và những loại không thể sử dụng được.
  • Bước 3: Loại bỏ những loại quần áo đã hỏng, tặng những loại quần áo còn sử dụng được cho người khác và sắp xếp lại tủ quần áo.

Kết quả:

Tủ quần áo nhà mình đã được thu gọn hai phần ba. Không gian rộng rãi, gọn gàng nên rất dễ tìm kiếm món đồ cần sử dụng.

Với số ít quần áo còn lại, mình đã không còn tốn thời gian tìm quần áo phù hợp và lại ngán ngẩm “không có gì để mặc”.

Tiếp đến là các ngăn tủ 

Tất cả các loại hộc tủ, ngăn kéo trong nhà mình đã được làm đầy với đủ thứ món trên đời:

  • Thiệp chúc mừng dễ thương, phong bao lì xì đẹp, các loại hóa đơn mua sắm, namecard, giấy báo xinh.
  • Vải vóc, dụng cụ làm đồ handmade, móc khóa, đồ lưu niệm.
  • Thuốc uống đã sử dụng.
  • Chai nhựa, túi ni lông đẹp, hộp nhựa.
  • Một số vật dụng nhỏ như tai nghe, pin, đồ trang trí…

Mình tiếp tục phân loại và bắt đầu “thanh lọc”. Kết quả là chồng mình đã ngạc nhiên: “Gì đó vợ? Đồ bỏ đó hả? Nhà mình nhiều vậy đó hả?”

Cuối cùng là tủ đựng gia vị

Tủ gia vị của nhà mình có đủ thứ loại gia vị Á, Âu, các loại bột, các loại dầu ăn, giấm chua… Tiếc là, những gia vị mình thường xuyên sử dụng không nhiều. 

Hầu hết, các loại gia vị mình mua chỉ dùng để nấu một món ăn nào đó mình thấy thích, thấy lạ rồi thôi.

Mình phân loại tủ gia vị, kết quả là quá nửa trong số đó đã hết hạn sử dụng, một số loại cận date. Mình loại bỏ và tủ gia vị gần như trống trơn. 

Lưu ý: Bạn có thể bắt đầu quá trình “thanh lọc” đồ đạc từng phòng hoặc “thanh lọc” ở những khu vực mà bạn cảm thấy quá nhiều đồ. Như mình bắt đầu kế hoạch từ tủ quần áo, các ngăn tủ và tủ gia vị.

Việc chia nhỏ hoặc chọn khu vực để “thanh lọc” dần dần giúp bạn đỡ bị ngợp vì khối lượng đồ quá nhiều và không biết nên xử lý như thế nào với những món đồ sau khi phân loại.

Tóm lại:

Một không gian nhiều đồ dễ dẫn đến tình trạng bừa bộn, lộn xộn. Không những thế, chúng còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tình cảm và tinh thần của bạn. Đã đến lúc bạn chấm dứt tình trạng này để vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn.

Hi vọng những thông tin mình chia sẻ trong bài viết hôm nay giúp ích được bạn. Và bạn đừng quên chia sẻ thành quả sau khi hoàn thành quá trình “thanh lọc” đồ đạc của mình nhé.

 

Viết bài chủ đề nội thất nguyên năm mà không sợ hết ý tưởng

Chào bạn. Bạn đang là một cây viết trong lĩnh vực nội thất? 

Hay bạn là một chuyên viên thiết kế nội thất, một chủ cửa hàng bán nội thất đang tự lên nội dung cho blog/ website của chính mình? 

Bạn mong muốn xuất bản những nội dung giá trị cho độc giả mục tiêu để có thêm khách hàng nhưng thỉnh thoảng lại rơi vào tình trạng: bí ý tưởng?

Bạn dành cả tiếng đồng hồ loay hoay tìm thứ gì đó để viết. Kết quả là bạn mệt mỏi vì không biết nên viết nội dung gì và việc cập nhật nội dung không được diễn ra theo kế hoạch.

Tất nhiên là còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa nhưng mình hi vọng với những gợi ý ngay sau đây sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng bí ý tưởng và thêm yêu công việc hiện tại của mình.

1/ Bạn có biết độc giả mục tiêu của bạn thích những nội dung như thế nào không?

Chắc chắn, đó phải là một nội dung hữu ích, nội dung giúp họ nhận ra vấn đề, giải quyết vấn đề hoặc có các lựa chọn khác tốt hơn.

Ở lĩnh vực nội thất, các nội dung được khuyến khích chia sẻ, đó là:

Lời khuyên, hướng dẫn, tư vấn

  • Bài viết đưa ra các lời khuyên, lời tư vấn về thiết kế nội thất, trang trí nội thất, lựa chọn nội thất. 

Ví dụ: Bỏ túi ý tưởng sắm đồ nội thất cho không gian 47m2.

  • Bài viết hướng dẫn độc giả tự thực hiện một điều gì đó như decor phòng khách, trang trí bàn ăn, sơn lại tường, khử mùi không gian, làm sạch ghế sofa bằng da bò…

Ví dụ: Tuyệt chiêu khử mùi cho nhà tắm luôn thơm phức.

Muốn tìm được những ý tưởng xoay quanh dạng bài viết lời khuyên, hướng dẫn, tư vấn, bạn hãy nghĩ đến những vấn đề bạn hoặc khách hàng của bạn đã gặp.

Ví dụ, khách hàng hỏi bạn “Căn 59m2 làm nội thất gỗ hết bao nhiêu tiền em?”. Bạn có thể chia sẻ bài viết có nội dung: Dự trù kinh phí lắp đặt nội thất gỗ cho căn hộ 59m2.

Cách tìm ý tưởng viết bài chủ đề nội thất

Nguồn ảnh: Lewisham Interiors

Hoặc trong quá trình nói chuyện với khách hàng, có những khách hàng không biết nên trình bày những vấn đề gì để cuộc nói chuyện với người thiết kế đạt hiệu quả cao nhất. Bạn có thể chia sẻ bài viết “4 gợi ý trong cuộc nói chuyện đầu tiên với kiến trúc sư thiết kế mà bạn tuyệt đối đừng bỏ qua”.

Cũng có thể, bạn bắt gặp đâu đó ở các hội nhóm thiết kế, trên mạng xã hội những câu hỏi về màu sơn, chất liệu nội thất, địa chỉ bán đồ nội thất đẹp… Tất cả những câu hỏi này đều có thể trở thành chất liệu để bạn lên ý tưởng viết bài.

Bài viết Review

Bạn có thể review về một món đồ nội thất, một thương hiệu nội thất, một cửa hàng bán đồ decor, thậm chí là review một không gian đẹp có nội thất độc đáo.

Ví dụ: Điều gì tạo nên giá trị khác biệt cho các sản phẩm nội thất thương hiệu Kotler?

Lưu ý: 

  • Bạn phải đưa ra những nhận xét khách quan nhất về đối tượng bạn review, cả những ưu và khuyết điểm để độc giả của bạn rút kinh nghiệm, thuận lợi hơn trong quá trình mua hàng hoặc không mắc phải các sai lầm tương tự.
  • Bài viết Review nên có đánh giá chuyên môn của các chuyên gia trong ngành để tăng tính thuyết phục.

Bài viết dự án

Cách tìm ý tưởng viết bài chủ đề nội thất

Nguồn ảnh: Singapore Tatler

Nếu bạn là một kiến trúc sư, một chuyên viên thiết kế nội thất sở hữu website/ blog riêng, bạn hãy chia sẻ về các dự án thiết kế và thi công hoàn thiện mà bạn thực hiện. 

Những vấn đề xoay quanh dự án: Khách hàng thiết kế mới hay cải tạo? Khách hàng thích phong cách nào? Dự án này có gì đặc biệt không? Ngân sách khoảng bao nhiêu… là những thông tin hữu ích mà độc giả của bạn mong đợi.

Độc giả của bạn cũng sẽ rất thích những bức ảnh ghi lại quá trình từ thiết kế đến thời điểm thi công hoàn tất. Điều này thể hiện tay nghề, kinh nghiệm của bạn và thông qua đó, họ có thể rút thêm được nhiều bài học.

Tuy nhiên, dự án là có hạn. Bạn cần phải có thêm các ý tưởng để lên nội dung mới thường xuyên cho website, blog. Phần 2, mình sẽ cùng bạn lên ý tưởng cho các nội dung này.

Nếu bạn chỉ là một cây viết trong lĩnh vực nội thất, bạn không phải là một kiến trúc sư hay nhà thiết kế nội thất. Không sao cả, bạn có thể đăng tải những dự án mà với góc nhìn của bạn, nó đặc biệt và từ dự án, bạn có thể chia sẻ nhiều lời khuyên dành cho độc giả.

2/ Ý tưởng trong lĩnh vực nội thất chưa bao giờ cạn, quan trọng nhất là khi nào bạn đặt bút và viết

Một không gian nội thất có rất nhiều khía cạnh để bạn khai thác và tìm chất liệu viết bài. Bạn có thể tìm ý tưởng viết bài với những gợi ý sau:

2.1. Viết bài kiến thức tổng quan, kiến thức chuyên sâu

Bạn có thể khai thác một số chủ đề như:

  • Thiết kế nội thất là gì? Tầm quan trọng của thiết kế nội thất đối với không gian sống?

Ví dụ: Thiết kế nội thất – Kim chỉ nam cho một không gian sống trọn vẹn.

  • Đặc trưng của *phong cách nội thất*. Cách ứng dụng *phong cách nội thất* cụ thể vào từng không gian trong nhà như thế nào?

Ví dụ: Làm thế nào để sở hữu một không gian nội thất Japandi đúng chuẩn? [Kèm theo hướng dẫn chi tiết từng phòng].

  • So sánh phong cách A và B (Hai phong cách có nét tương đồng dễ bị nhầm lẫn).

Ví dụ: Phong cách tối giản (Minimalism) và phong cách Scandinavian có phải là một không?

  • Hướng dẫn cách dự trù chi phí hoàn thiện nội thất mẫu cho *loại hình nhà* + diện tích + số tầng…

Ví dụ: [Hướng dẫn chi tiết] – Dự trù kinh phí hoàn thiện nội thất cho căn hộ 59m2 tại TP. HCM.

  • Hướng dẫn cách cải tạo nội thất nhà ở.

Ví dụ: Top 10 cách cải tạo nội thất nhà ở mà ai cũng có thể thực hiện được.

  • Bài phân tích về một dự án thiết kế/ dự án thực tế, trong đó nêu rõ ưu điểm và hạn chế của không gian để người đọc có thêm thông tin hữu ích, rút ra kinh nghiệm cho không gian nhà mình.

Ví dụ: “Doki House” – Căn hộ thông minh đẹp như tranh với nội thất màu xanh ngọc.

Còn rất nhiều các chủ đề khác ở nhóm bài viết này như: phong thủy trong thiết kế nội thất, các loại vật liệu hiện đại, cách trang trí nhà ở…

Tùy vào lĩnh vực ngách bạn lựa chọn mà bạn sẽ khoanh vùng chủ đề cần viết và vạch ra thêm nhiều ý tưởng phù hợp.

2.2. Viết bài theo không gian chức năng

Cách tìm ý tưởng viết bài chủ đề nội thất

Nguồn ảnh: Elle Decor

Mỗi không gian sống thường có những khu vực chức năng chính: phòng khách, phòng bếp, phòng ăn, phòng ngủ, phòng tắm – vệ sinh. 

Ngoài ra, nhiều không gian có diện tích rộng rãi còn bố trí thêm: phòng học, phòng sinh hoạt chung, phòng tập gym, phòng đọc sách…

Bạn có thể phân loại các khu vực chức năng và lên ý tưởng viết bài.

Các nhóm chủ đề gợi ý liên quan đến khu vực chức năng trong nhà như:

  • Kích thước chuẩn cho *loại phòng* là bao nhiêu?

Ví dụ: Bạn đã biết kích thước phòng ngủ tối thiểu là bao nhiêu?

  • Thiết kế *loại phòng* hợp phong thủy.

Ví dụ: [Chia sẻ] – Kinh nghiệm thiết kế bếp hợp phong thủy cho gia chủ tài lộc dồi dào.

  • Làm thế nào để thiết kế *loại phòng* theo *phong cách*?

Ví dụ: Làm thế nào để thiết kế phòng khách đẹp theo phong cách Rustic?

  • Tổng hợp các mẫu *loại phòng*… đẹp nhất + mùa/ năm/ một mốc thời gian cụ thể.

Ví dụ: 

[Hé lộ] – 11 mẫu phòng tắm dành cho người độc thân đẹp nhất năm 2021.

Bạn có thể sở hữu phòng ngủ Vintage đẹp mê với 10 mẹo đơn giản ngay sau đây.

  • Giới thiệu *loại phòng*… với nội thất + chất liệu/ màu sắc/ phong cách/ diện tích.

Ví dụ: Bạn sẽ không thể rời mắt với 9 mẫu phòng khách 25m2 theo phong cách tối giản ngay sau đây.

2.3. Viết bài theo phong cách

Có rất nhiều phong cách thiết kế nội thất như: cổ điển, tân cổ điển, hiện đại, tối giản, Rustic, Mid – Century, Chiết Trung, Industrial… 

Từ đây, bạn có thể lên các ý tưởng liên quan và viết mỏi cả tay.

  • Bài viết về đặc trưng các phong cách trong không gian nội thất.

Ví dụ: Bàn về 5 đặc điểm quan trọng của phong cách Mid – Century. 

  • Không gian chức năng + phong cách.

Ví dụ: Ý tưởng thiết kế phòng ngủ theo phong cách Bohemian đầy cá tính. 

  • Món đồ nội thất + phong cách

Ví dụ: Những chiếc tủ gỗ sờn góc – Điểm nhấn thô mộc cho phong cách Vintage.

  • Vật liệu + phong cách

Ví dụ: Điểm mặt chỉ tên 3 vật liệu không thể thiếu trong không gian nội thất Ý.

  • Màu sắc + phong cách

Ví dụ: Gam màu sẫm là lựa chọn giúp không gian Industrial thêm cá tính và bí ẩn.

  • So sánh phong cách A và B (hai phong cách có điểm tương đồng).

Ví dụ: Cảnh báo: đừng nhầm lẫn giữa phong cách Mid – Century và phong cách Chiết Trung trong thiết kế nội thất nhà ở.

2.4. Viết bài theo màu sắc

Bạn có thể viết các nội dung:

  • Xu hướng lựa chọn màu sắc của *mốc thời gian cụ thể*.

Thông thường, khi bạn lên nội dung bài viết xu hướng, bài viết phải được xuất bản ở thời điểm cách xa thời điểm bạn đưa ra dự đoán.

Ví dụ: Bạn sẽ viết bài phân tích xu hướng lựa chọn màu sắc chủ đạo cho năm 2022 vào những tháng cuối năm 2021.

  • Hướng dẫn lựa chọn màu sắc hợp phong thủy.

Ví dụ: Người mệnh Mộc nên chọn sơn tường/ ghế sofa/ tủ trưng bày… màu gì để vạn sự hanh thông?

  • Hướng dẫn lựa chọn màu sắc để đạt một hiệu quả nào đó về mặt thẩm mỹ, về mặt sắp xếp bố cục không gian, khả năng tiết kiệm diện tích, chống nắng nóng…

Ví dụ: Bạn có tin không gian nhà mình giảm nắng nóng vào mùa hè chỉ với giải pháp sơn tường?

  • Giới thiệu các không gian nhà/ các khu vực chức năng/ các bộ sưu tập đồ nội thất… theo màu. Bạn có thể cộng thêm các yếu tố như diện tích, thời gian, cung mệnh, loại hình nhà ở…

Ví dụ: Top 20 ghế sofa màu xanh ngọc hot nhất 2021.

2.5. Viết bài theo vật liệu

Tương tự như viết bài theo màu sắc, bạn liệt kê những loại vật liệu nội thất thường được sử dụng trong các không gian nội thất và bắt đầu kết nối giữa vật liệu với một số yếu tố để tìm ra ý tưởng.

  • Vật liệu + Không gian chức năng.
  • Vật liệu + Phong cách thiết kế.
  • Vật liệu + Không gian chức năng + Phong cách thiết kế.
  • Vật liệu + Phong thủy.

Ví dụ:

9 loại gạch ốp bếp được các nhà thiết kế nội thất Ý ưa chuộng.

Gỗ là vật liệu không thể thiếu trong phong cách thiết kế nội thất kiểu Nhật.

Hoặc bạn viết các bài giới thiệu về một, một số loại vật liệu và cách ứng dụng của chúng trong không gian, cách bảo quản để kéo dài tuổi thọ cho vật liệu, địa chỉ mua vật liệu chất lượng…

Ví dụ: Bạn có biết: vật liệu mới “hợp kim vàng – bạch kim” có khả năng chống mài mòn gấp 100 lần so với thép cường độ cao?

2.6. Viết bài theo đồ nội thất

Cách tìm ý tưởng viết bài chủ đề nội thất

Tủ quần áo không cửa trong bộ sưu tập Senzafine thương hiệu Poliform

Nguồn ảnh: Poliform

Bạn có thể áp dụng các công thức như:

  • Hướng dẫn cách lựa chọn *loại đồ nội thất* cho *không gian chức năng*/ *phong cách thiết kế* + diện tích/ ngân sách/ màu sắc.

Ví dụ: 

Hướng dẫn cách lựa chọn tủ tivi cho phòng khách nhỏ.

Hướng dẫn cách lựa chọn tủ đầu giường tiết kiệm diện tích cho phòng ngủ.

  • Giới thiệu các món đồ nội thất đẹp và hữu ích.

Ví dụ: Hé lộ bộ sưu tập giường ngủ chào hè “chất như nước cất” của thương hiệu nội thất Ý – Poliform. 

  • Review đồ nội thất và địa chỉ cung cấp đồ nội thất.

Ví dụ: Giá úp chén bát tự điều chỉnh KitPlus – thương hiệu Việt nhận được nhiều thương yêu của chị em nội trợ.

  • Ngoài ra, bạn cũng có thể khai thác các chủ đề: kích thước chuẩn của *đồ nội thất*, nên chọn *đồ nội thất* chất liệu gì, chọn *đồ nội thất* hợp mệnh…

Ví dụ: Nên chọn vật liệu tủ bếp chất liệu gì?

2.7. Viết bài theo mùa

Hầu hết, những bài viết theo mùa thường hướng đến các chủ đề mẹo vặt, mẹo trang trí. Vì hiếm khi có ai lại thay đổi hết không gian nội thất lúc chuyển qua mùa mới.

Họ chỉ thêm bớt các phụ kiện trang trí trong nhà để làm mới, để tạo điểm nhấn cho không gian.

Như vào mùa Giáng sinh, khung ảnh trang trí ở tường phòng ăn sẽ được thay bằng vòng nguyệt quế. Chậu cảnh góc nhà sẽ được thay thế bằng cây thông Noel. Khăn trải bàn đổi từ màu trắng sang đỏ…

Bài viết của bạn có thể là: Làm mới không gian đón Giáng sinh dễ dàng với 7 mẹo nhỏ ngay sau đây.

Chủ đề chống nắng nóng hoặc giảm lạnh cũng là những bài viết theo mùa được nhiều độc giả yêu thích.

Ví dụ: 

Làm sao để có phòng ngủ đẹp và ấm trong mùa đông?

Tiết lộ 9 bí kíp chống nóng mùa hè hiệu quả.

2.8. Viết bài theo thương hiệu

Nếu bạn đã tìm hiểu về các thương hiệu nội thất, bạn dễ dàng viết các dạng bài giới thiệu, bài review, bài so sánh… liên quan đến thương hiệu đó.

Một số công thức tìm ý tưởng dành cho bạn: 

  • Thương hiệu + và những điều bạn chưa biết/ và những câu chuyện chưa ai kể.

(Bạn cần viết đa chiều về thương hiệu để nội dung hấp dẫn với độc giả: lịch sử thương hiệu, thương hiệu đó có gì khác biệt so với các thương hiệu cùng phân khúc, sản phẩm chính là gì, giá trị ở mỗi sản phẩm được thể hiện như thế nào, sử dụng sản phẩm của thương hiệu đó tại Việt Nam có hạn chế gì không, giá thành và địa chỉ cung cấp như thế nào…)

  • Bạn cũng có thể gộp các thương hiệu cùng phân khúc hoặc cùng sản xuất các sản phẩm tương tự nhau để viết bài review giúp độc giả có sự so sánh khách quan nhất.
  • Ví dụ: Top 3 thương hiệu nội thất cổ điển Ý được ưa chuộng nhất hiện nay.
  • Sản phẩm + thương hiệu (Bài viết giới thiệu cơ bản về thương hiệu và các sản phẩm bạn lựa chọn)

Ví dụ: 10 “đại diện” giường ngủ thương hiệu Colombo Stile làm mưa làm gió trong suốt thập kỷ qua.

  • Review + Sản phẩm + Thương hiệu.

(Phân tích, nhận xét kỹ lưỡng về một sản phẩm của một thương hiệu cụ thể. Từ công năng, thẩm mỹ cho đến giá trị sử dụng, giá cả, địa chỉ mua hàng… đều phải được cập nhật).

Ví dụ: [Hot] – Review chi tiết từ A đến Z về chiếc giường siêu xe Bentley làm con trẻ thích mê.

Tóm lại:

Một blog/ website nội thất với nội dung chất lượng sẽ giúp các bạn tìm được những khách hàng tiềm năng. Và ý tưởng viết bài là một trong nhiều yếu tố giúp bạn có thể lên nội dung đều đặn và thống nhất.

Bạn có thấy những gợi ý mà mình nhắc đến rất dễ dàng để triển khai một bài viết mới? Lịch sản xuất nội dung theo tuần/ tháng/ năm là bước tiếp theo bạn cần chuẩn bị để có quá trình sản xuất nội dung chất lượng và chuyên nghiệp đấy.

Tada, hoàn thành rồi thì chúng ta cùng viết bài thôi nào.

Sao bạn chưa viết? Bạn vẫn không biết nên làm gì ư? Để lại bình luận nếu bạn cần mình giúp đỡ hoặc book bài với dịch vụ viết của mình tại đây nhé.

 

Không gian nội thất tối giản: lựa chọn tuyệt vời cho sự bình tĩnh và thư giãn

Không gian tối giản không phải là một căn phòng trống màu trắng với một vài món đồ, không gian tối giản là cách bố trí không gian và lựa chọn nội thất thông minh hơn

Có một lần, mình và đám bạn cà phê chém gió về công việc. Nhắc đến không gian nội thất tối giản, hầu như đứa nào cũng nhận xét đó là phong cách nội thất “dễ ẹc”. Sơn trắng và mua ít đồ, vậy là xong.

Mình nghĩ là có nhiều người cũng đang có suy nghĩ tương tự. Nhưng không gian tối giản dù tôn trọng sự giản lược nhưng được bố trí theo đúng nguyên tắc của nó. Từ bố cục không gian, việc lựa chọn nội thất, màu sắc cho đến ánh sáng, trang trí đều phải chuẩn.

Ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ nhưng phải hài hòa, ấm áp và cá tính. Làm được điều này, bạn mới hoàn thành một không gian tối giản đúng nghĩa.

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Hình ảnh: Home Designing

Không gian nội thất tối giản có nguyên tắc riêng, không phải lựa chọn 1 vài món nội thất và bố trí trên phông nền màu trắng là tối giản, là “Minimal”.

Bố cục không gian ưu tiên: thẳng, phẳng, mịn

Bố cục không gian tối giản được các kiến trúc sư tính toán cẩn thận sao cho không gian thoáng sáng, gọn gàng nhất. 

Đồ nội thất nhường chỗ cho ánh sáng tự nhiên. 

Các mặt phẳng như trần, sàn nhà, các mảng tường kết nối với nhau một cách thống nhất, trật tự. 

Tất cả cùng tạo nên một chỉnh thể hoàn hảo, gọn gàng.

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Trần nhà cao, phẳng và được sơn bằng màu sáng để tăng cao độ. 

Hình ảnh: Roo Home

Ánh sáng tự nhiên: chất liệu trang trí miễn phí nhưng giá trị

Ánh sáng tự nhiên là loại nguyên liệu cực kỳ quan trọng trong các thiết kế tối giản. Ánh sáng không chỉ giúp không gian thêm thoáng sáng, mát mẻ mà còn giúp các món đồ nội thất phô diễn được vẻ đẹp nguyên bản của mình.

Nhất là khi đồ nội thất và màu sắc bị hạn chế, ánh sáng góp phần tạo nên giá trị thẩm mỹ cho không gian thông qua hiệu ứng thị giác.

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Bạn có thể cảm nhận điều này rất rõ nét khi đứng ở một không gian có ánh sáng và không gian tối

Hình ảnh: Piet Albert Goethals

Mặc dù ánh sáng quan trọng nhưng ánh sáng phải được điều chỉnh hợp lý: không gian quá sáng sẽ làm bạn căng thẳng vì không tìm được chỗ để nghỉ ngơi.

Bạn có thể tìm hiểu về nghệ thuật “chơi sáng” trong các thiết kế nội thất của Nhật Bản. Họ coi trọng về tỷ lệ ánh sáng và bóng đổ xuất hiện trong không gian. Đây là cách giúp không gian được cân bằng.

Ánh sáng tự nhiên cũng đóng vai trò như một liệu pháp xoa dịu căng thẳng cho bạn và gia đình.

Cân nhắc kỹ khi lựa chọn đồ nội thất

Khi quyết định lựa chọn không gian nội thất tối giản, nghĩa là bạn đã giảm bớt những vật dụng, đồ trang trí không cần thiết trong nhà mình. Và những thứ còn ở lại rất quan trọng, chúng đóng vai trò làm tâm điểm của một số không gian chức năng nhất định.

Việc lựa chọn đồ nội thất cần lưu ý:

Ít nhưng chất

Đầu tiên, bạn cần suy nghĩ và cân nhắc xem bản thân cần những vật dụng gì để duy trì một cuộc sống thoải mái. Có nhất thiết phải mua sắm những loại vật dụng đó hay không?

Sau khi đã chốt được danh sách, bạn bắt đầu lựa chọn về hình dáng và chất liệu. 

Chất lượng của đồ nội thất với những loại chất liệu đẹp, sang trọng luôn là ưu tiên số một đối với nội thất tối giản. Bạn không cần phải bận rộn với các kế hoạch thay mới, cải tạo lại nội thất. Vì những sản phẩm nội thất bạn chọn đã bền và đẹp.

Một đặc điểm của nội thất tối giản chính là phát huy vẻ đẹp từ sự tĩnh lặng. Nghĩa là chúng không bóng bẩy, phô trương nhưng khi bạn chạm vào sẽ cảm nhận được nét đẹp đã được ẩn đi bên trong.

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Một ví dụ dành cho bạn đó là bàn cà phê bằng gỗ sồi tự nhiên của thương hiệu Tiziano, Ý

Hình ảnh: Tiziano

Một chiếc bàn cà phê bằng gỗ phẳng lỳ tưởng chừng không có điều gì đặc biệt nhưng khi chạm vào, bạn cảm nhận được từng thớ gỗ mát lạnh trong lòng bàn tay mình, cảm thấy như các vân gỗ đang chuyển động. Hương gỗ còn thơm nữa. Tuyệt chứ?

Đồ nội thất hình dáng gọn gàng, đơn giản

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Hình ảnh: Eclectic Home Decor Today

Tất cả các món đồ nội thất như bàn, ghế sofa, đèn trang trí… thường có dạng hình học đơn giản, sắc cạnh. 

Nội thất tối giản chú trọng đến bề mặt phẳng, mịn của từng món đồ nội thất, nhất là vẻ đẹp nguyên bản của vật liệu. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể lựa chọn các món đồ uốn cong nhẹ, nhưng không phải là hình xoắn ốc. 

Chân ghế, chân bàn, chân tủ thường là loại chân thẳng, mảnh, không có gờ phào, hoa văn trang trí. 

Các loại ghế có lưng tựa hoặc sofa cũng không có nút thắt, không đính cườm.

Các loại bàn, ghế, tủ có chân là giải pháp giúp không gian của bạn nhẹ nhàng hơn và hạn chế tình trạng bụi bẩn bám tụ lâu ngày.

Chọn đồ nội thất đa năng

Không gian tối giản ít vật dụng và vì vậy, mỗi vật dụng đảm đương nhiều vai trò khác nhau sẽ giúp không gian tối giản nhà bạn được duy trì tốt hơn.

Các món đồ nội thất đa di năng có khả năng gấp gọn hoặc hô biến thành một món đồ có công năng sử dụng khác khá được ưa chuộng trong các không gian tối giản.

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Bạn nghĩ rằng đây là bàn đầu giường, ghế đẩu cao hay sofa kết hợp bàn cà phê ?

Hình ảnh: If World Design Guide

Một số sản phẩm đa năng bạn có thể tham khảo như: sofa giường, bàn trà có hộc lưu trữ, kệ tủ kết hợp trang trí, giường ngủ có hộc chứa đồ…

Ngoài ra, các hệ thống tủ kệ âm tường có khả năng lưu trữ lớn là giải pháp được lựa chọn khá nhiều. Đây là nơi cất giấu bớt đồ đạc để nhường chỗ cho không gian chung thoáng hơn, rộng hơn, gọn hơn.

Đồ nội thất có gam màu trung tính

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Hình ảnh: DNA Concept Design

Đồ nội thất với các gam màu trắng, màu xám và màu be được ưu tiên. Những gam màu này có tác dụng gợi sự bình yên cho không gian.

Nếu bạn đã từng cải tạo nội thất cho nhà mình hoặc tìm hiểu về các phong cách thiết kế nội thất thì bạn sẽ thấy: đồ nội thất có ba gam màu đặc trưng này rất dễ kết hợp với các gam màu khác và dễ xuất hiện trong nhiều phong cách nội thất khác nhau.

Chúng có sức bền vượt thời gian, giữa nhiều lựa chọn về phong cách nội thất nhưng chưa bao giờ có dấu hiệu lỗi thời.

Gỗ là vật liệu được không gian tối giản yêu thích

Không gian tối giản với các bảng màu hạn chế, thường là các gam màu trung tính nên gỗ là chất liệu được ưu ái. 

Đồ nội thất, đồ trang trí hay sàn gỗ khi xuất hiện vừa phát huy được vẻ đẹp sang trọng vốn có của gỗ, vừa gần gũi thiên nhiên, vừa điểm thêm sự thân thuộc, ấm áp cho không gian.

Gỗ xuất hiện đúng lúc chính là một trong những giải pháp cân bằng không gian tối giản, giúp không gian tối giản giảm bớt sự lạnh lẽo, u ám mà nhiều người thường nhắc đến.

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Gỗ níu lấy sự ấm áp cho không gian bên cạnh các mảng tường bê tông thô khá “lạnh”

Hình ảnh: Sortra

Ngoài ra, các vật liệu hiện đại như đá cẩm thạch, kim loại đồng, crom, gốm sứ… cũng là những loại vật liệu thường xuyên xuất hiện trong không gian nội thất tối giản.

Màu sắc không bắt buộc phải là cặp đôi đen – trắng

Không gian tối giản truyền thống thường chọn hai gam màu chủ đạo là đen và trắng. Hai gam màu này vừa tạo tính tương phản vừa giữ tính đơn giản cho không gian.

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Đen – trắng là cặp đôi màu sắc được nhiều không gian tối giản lựa chọn

Hình ảnh: Est Living

Hiện tại, các không gian tối giản thường có bảng màu nhẹ nhàng, trung tính. Các gam màu chính là trắng, xám và màu be. Hoặc các tông màu nhẹ nhàng khác như xám nhạt, vàng nhạt… 

Khi có ánh sáng tự nhiên tràn vào nhà, không gian thoáng hơn, sáng hơn và có cảm giác cởi mở, thoải mái hơn.

Yếu tố thiên nhiên giúp không gian cân bằng

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Không gian nội thất tối giản “Farnsworth House” do Ludwig Mies van der Rohe thiết kế năm 1945

Hình ảnh: Up Interiors

Cảm hứng tối giản chịu sự ảnh hưởng lớn từ không gian nhà truyền thống Nhật Bản với triết lý Zen và đậm chất thiền. Vì vậy, yếu tố giao hòa với thiên nhiên rất được coi trọng trong không gian tối giản.

Ngoài ánh sáng tự nhiên, vật liệu đặc biệt mà mình đã nhắc đến ở đầu bài thì các yếu tố như bố cục không gian mở xóa nhòa khoảng cách với thiên nhiên bên ngoài, bố trí thêm các chậu cây xanh lớn nhỏ tùy diện tích… đều rất cần để tạo một không gian tối giản ý nghĩa.

Thiên nhiên không chỉ là yếu tố trang trí mà còn giúp tinh thần của bạn được bình tĩnh và bạn sẽ có nhiều năng lượng tươi mới hơn.

Điểm nhấn xóa bỏ sự nhàm chán mà nhiều người vẫn nghĩ

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Hình ảnh: Overgaards-hussyn

Một bức tranh nghệ thuật cỡ lớn để tạo điểm nhấn cho mảng tường thường được không gian tối giản ưu tiên hơn việc treo nhiều khung tranh nhỏ. Điều này hạn chế được sự lộn xộn trong không gian.

Bạn cũng có thể đặt các chậu cây lớn hoặc các giỏ cây xanh, giỏ hoa nhỏ để trang trí cho không gian tối giản nhà mình.

Nội thất tối giản không dành cho tất cả mọi người

Mặc dù không thích không gian lộn xộn hay đồ đạc bám đầy bụi, càng không thích việc dọn dẹp mỗi ngày hay đối diện với một không gian bí bách, chật hẹp nhưng với nhiều người, vẫn rất khó khăn để quyết định lựa chọn không gian tối giản.

Không thể phủ nhận rằng khi bước vào một không gian tối giản truyền thống, bạn sẽ dễ cảm thấy buồn tẻ. Nhưng nếu sống lâu cùng chúng, trải nghiệm dần những giá trị mà chúng mang lại đối với cuộc sống, bạn sẽ cảm thấy ý nghĩa.

Mình đã tham khảo nhiều nguồn thông tin và ý kiến về nội thất tối giản. Mình thích hơn ý kiến cho rằng, tối giản không đồng nghĩa với việc lược bỏ hết các vật dụng, là chủ nghĩa “khắc khổ”. 

Nội thất tối giản chính là giữ lại những điều quan trọng, cân nhắc đối với những đồ vật có hay không đều được và loại bỏ bớt những vật dụng không cần thiết xuất hiện trong không gian.

Không gian tối giản là gọn gàng, sạch sẽ.

Không gian tối giản là cách sử dụng đồ nội thất thông minh hơn, nhấn mạnh nhiều đến chức năng và tính hưởng thụ cho con người hơn.

Không gian tối giản là tràn ngập ánh sáng tự nhiên và giao hòa với thiên nhiên.

Không gian tối giản là tôn trọng những vẻ đẹp của sự tĩnh lặng, nhẹ nhàng.

Không gian tối giản là bình yên, an tĩnh.

Cách nội thất tối giản xuất hiện ở các phòng chức năng trong nhà

Ở phần trên, mình đã điểm qua những nét đặc trưng cơ bản trong nội thất tối giản. Ở phần này, mình sẽ chia sẻ với các bạn nhiều hơn về các ý tưởng chọn đồ nội thất, cách trang trí tương ứng với một số phòng chức năng quan trọng trong nhà.

Phòng khách

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Hình ảnh: Bhg Recollection

Ánh sáng

Đầu tiên là yếu tố ánh sáng tự nhiên. Hãy tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên này để cơi nới không gian về mặt thị giác và giúp tinh thần luôn được thoải mái.

Ánh sáng nhân tạo qua hệ thống đèn chiếu sáng và đèn trang trí:

  • Đèn có hình dạng đơn giản, chất liệu đẹp, màu sắc tạo điểm nhấn (màu đen, màu đồng). 
  • Chức năng chiếu sáng có chủ đích để phục vụ nhu cầu sử dụng của gia đình và giúp đồ nội thất phát huy vẻ đẹp của mình.

Đồ nội thất

Một số món đồ nội thất chính được giữ lại sau khi đã loại bỏ bớt những vật dụng và yếu tố trang trí không cần thiết như:

Sofa giường với chất liệu êm ái, bàn cà phê kèm hộc lưu trữ có mặt gỗ hoặc đá cẩm thạch, tất cả cùng có hình dạng đơn giản, phẳng và có chân cao.

Với các phòng khách diện tích lớn, bạn có thể bố trí các loại tủ trang trí kết hợp lưu trữ. 

Với phòng khách diện tích nhỏ hơn, bạn có thể sử dụng các loại ghế ngồi có ngăn chứa đồ bí mật hoặc các loại giỏ đan lát thẩm mỹ, vừa trang trí, vừa lưu trữ đồ đạc gọn gàng.

Bạn có thể cân nhắc việc có tivi hoặc không. Hiện nay có các dòng tivi với công nghệ hiện đại, ngoài chức năng là một chiếc tivi, khi dừng hoạt động chúng còn đóng vai trò như một bức tranh nghệ thuật cỡ lớn, giúp tạo điểm nhấn cho không gian tối giản của bạn.

Màu sắc

Tone màu thích hợp cho phòng khách tối giản là những gam màu trung tính. Màu trung tính gợi cảm giác nhẹ nhàng và hỗ trợ ánh sáng tự nhiên trong việc làm đẹp không gian. 

Lựa chọn khác bạn có thể thử đó là sơn một bức tường tạo điểm nhấn với màu xanh nhạt, vàng nhạt, vàng đồng.

Tạo điểm nhấn cho phòng khách

Treo tranh nghệ thuật kích thước lớn, thêm một tấm thảm vải len mềm hoặc sử dụng gương là những ý tưởng mà mình nghĩ là bạn có thể áp dụng cho phòng khách.

Phòng ngủ

Phòng ngủ là không gian riêng của mỗi người và bạn có thể tự thỏa hiệp với chính mình để có được nơi nghỉ ngơi phù hợp nhất. 

Nhưng đây lại là không gian dễ mắc sai lầm nhất vì nhiều người nghĩ rằng đây là không gian riêng tư, không có ai ghé tới nên cũng chẳng cần phải chăm chút và chỉ là không gian của mình thôi mà, sao cũng được.

Thực tế, phòng ngủ là nơi rất quan trọng, là nơi tái tạo năng lượng và giúp duy trì sức khỏe, tinh thần của bạn. Khi sức khỏe tinh thần của các thành viên gia đình đều tốt sẽ ảnh hưởng đến bầu không khí chung của toàn nhà. Tâm trạng thoải mái, vui vẻ tự khắc sẽ bao dung hơn, nhẹ nhàng hơn, dễ bỏ qua cho nhau hơn và thích nhích lại gần nhau hơn.

Vì vậy, mình sẽ viết khá nhiều về không gian phòng ngủ.

Ánh sáng

Hãy tận dụng các ô cửa để lấy sáng tự nhiên. Bạn không nên bố trí đồ vật nào quá gần ô cửa và những tấm rèm, hãy chừa chỗ trống cho ánh sáng tự do di chuyển trong phòng.

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Hình ảnh: Lookbox Living

Đèn chiếu sáng thì sao? Chọn những loại đơn giản, chi tiết sắc nét và chiếu sáng tập trung vào vị trí bạn cần chiếu sáng. 

Bạn có thể chọn những loại đèn có chi tiết màu đồng, màu đen để tạo điểm nhấn cho không gian tối giản.

Màu sắc

Bắt đầu với màu tường nhé. 

Bạn có thể sơn tường màu trắng để nới rộng không gian phòng ngủ về mặt thị giác. Nhất là những phòng ngủ hẹp, màu trắng là giải pháp màu sắc tối ưu giúp giải quyết bài toán về diện tích.

Khi có ánh sáng tự nhiên tràn vào nhà, màu trắng tạo hiệu ứng thẩm mỹ rất tốt, giúp không gian thoáng rộng hơn.

Nếu bạn sợ màu trắng sẽ làm không gian lạnh lẽo thì có thể chọn các gam màu như màu xám, màu be, màu rám nắng hoặc bất cứ gam màu trung tính nào bạn yêu thích. Bạn cũng có thể lựa chọn gam màu tối để tạo cảm giác an tĩnh cho thị giác.

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Hình ảnh: Polyart Design

Lưu ý: Đừng cho quá nhiều màu sắc vào phòng ngủ, chúng không chỉ phá vỡ trật tự không gian tối giản mà còn làm ảnh hưởng đến tâm trạng và chất lượng giấc ngủ của bạn.

Màu nội thất và đồ trang trí tối giản đương nhiên vẫn ưu tiên các gam màu trung tính nhẹ nhàng. Nhưng nếu bạn yêu thích một gam màu khác, vẫn có thể thử. 

Vì suy cho cùng, chọn nội thất tuân thủ các nguyên tắc của một phong cách nhưng cốt yếu vẫn là sự hài lòng và thoải mái nhất cho người sử dụng.

Đồ nội thất

Giường ngủ

Giường ngủ phù hợp với không gian nội thất tối giản thường là những loại giường khung gỗ, khung sắt đơn giản không có đầu giường.

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Hình ảnh: L’Essenziale

Nhóm thứ hai là giường ngủ có đầu giường bảng lớn bằng gỗ phẳng để tạo điểm tựa và điểm nhấn cho phòng ngủ.

Cuối cùng là nhóm dành cho những người tối giản. Thay vì giường ngủ, bạn bố trí tấm pallet và đệm mỏng hoặc sử dụng đệm ngủ như người Nhật Bản. Sau khi sử dụng có thể cất gọn vào tủ để nhường chỗ cho không gian thoáng rộng.

Ga giường và gối

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Hình ảnh: Dezeen

Ga giường bằng vải trơn, đơn sắc (gam màu trung tính nhẹ nhàng) là lựa chọn giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và cảm thấy được thư giãn.

Mình thấy có nhiều bộ ga giường bao gồm rất nhiều lớp, nếu đã chọn không gian phòng ngủ tối giản, bạn không cần sử dụng quá nhiều lớp ga. Chỉ cần một chiếc nệm tốt và một lớp ga mỏng, mát, mịn là đủ.

Đương nhiên vẫn phải có sự tùy chỉnh, ví dụ như bạn có em bé nhỏ thì phải sử dụng thêm đệm chống thấm rồi.

Gối và thú bông cũng nên hạn chế ở mức ít nhất có thể vì chúng dễ làm giường ngủ và cả phòng ngủ trông rất lộn xộn.

Bàn đầu giường

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Hình ảnh: Best Interior Designer

Bạn có thể lựa chọn:

Bàn đầu giường đơn giản bằng gỗ, chân cao, có hộc lưu trữ.

Thùng gỗ nhỏ đủ để bạn đặt một tách trà, một cuốn sách.

Thậm chí, bạn không sử dụng bàn đầu giường mà thay thế bằng các chồng tạp chí ở vị trí bàn đầu giường. Chúng vẫn tạo ra giá trị thẩm mỹ và góp phần phân vai chính phụ cho không gian hiệu quả.

Tủ lưu trữ

Như mình đã nói từ đầu, tối giản với mình không phải là ít vật dụng, không phải là loại bỏ hết vật dụng. Bạn cứ giữ lại những thứ thực sự quan trọng với bạn, những thứ bạn yêu thích nhưng hãy sắp xếp chúng, lưu trữ chúng một cách gọn gàng.

Vì vậy, bạn cần một tủ lưu trữ nếu có nhiều quần áo và đồ đạc.

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Bạn nên đặt 1 chiếc tủ duy nhất trong phòng ngủ, có thể thiết kế âm tường để duy trì độ phẳng cho không gian

Hình ảnh: Msto

Cây xanh

Cuối cùng, đừng quên cây xanh nhé. 

Nếu diện tích phòng ngủ rộng, bạn bố trí thêm một chậu cây xanh ở góc phòng. 

Nếu diện tích nhỏ hơn, bạn đặt những chậu cây xương rồng, cây bonsai nhỏ ở bệ cửa. Cây xanh sẽ giúp căn phòng luôn tươi tắn và tràn đầy năng lượng.

Bếp – Phòng ăn

Ánh sáng

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Hình ảnh: Leibal

Một ô cửa sổ nhỏ tại khu bếp sẽ là điều tuyệt vời cho việc lấy sáng và hạn chế mùi nấu nướng. 

Nếu đủ diện tích, bạn hãy thiết kế cửa bên hông mở ra sân vườn ngay góc bàn ăn để lấy sáng, lấy gió cho cả khu bếp và phòng ăn.

Về đèn chiếu sáng, bạn có thể chọn các loại đèn thả trần đơn giản, cấu trúc hình học để chiếu sáng khu vực bếp nấu, quầy bar.

Đồ nội thất

Tủ bếp

Tủ bếp gỗ với bề mặt đá cẩm thạch thường được các không gian bếp tối giản ưa chuộng. 

Hai loại vật liệu này thiên về tự nhiên, gần gũi nhưng sang trọng. Sử dụng chúng, bếp không cần phải trang trí quá nhiều vẫn toát lên được vẻ đẹp nguyên bản của vật liệu, của kết cấu.

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Bếp tối giản với tủ bếp âm tường và đá cẩm thạch

Hình ảnh: Decorilla

Cũng như phòng khách, phòng ngủ, bếp – phòng ăn cũng là hai khu vực cần giữ sạch sẽ và ngăn nắp. Vì vậy, đồ gia dụng và các loại gia vị bạn nên “giấu” bên trong các tủ lưu trữ để nhường chỗ cho không gian gọn gàng.

Bếp nấu

Các loại bếp điện, bếp ga, bếp từ âm được ưu tiên sử dụng. Chúng tiết kiệm diện tích và tạo ra các mặt phẳng, mịn có đường nét cho không gian tối giản.

Máy hút mùi

Máy hút mùi áp tường không cần ống thoát là lựa chọn bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại máy hút mùi này, bạn cần phải vệ sinh và thay than hoạt tính định kỳ để đảm bảo hiệu quả sử dụng. 

Màu sắc

Khu vực bếp và phòng ăn thường không có sự xuất hiện của nhiều gam màu. Màu sắc chủ yếu là các màu sắc nguyên bản của vật liệu và đồ nội thất. 

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Bạn có thể tạo sự tương phản cho không gian bằng cách sử dụng bàn ghế ăn màu đen, đi với đèn chùm cách điệu màu đen để tạo điểm nhấn

Hình ảnh: Félix Michaud

Nhà tắm – Vệ sinh

Nhà tắm tối giản không có sự xuất hiện của đồ trang trí nghệ thuật. Không gian tắm – vệ sinh được giữ gọn nhất có thể. 

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Nhà tắm – vệ sinh là khu vực dễ xuất hiện vi khuẩn nên không gian càng gọn, càng ít đồ càng dễ dọn dẹp và diệt khuẩn

Hình ảnh: Trend Decors

Gạch lát sàn chống trượt là lựa chọn tối ưu cho sàn phòng tắm.

Bồn tắm nên chọn loại đơn giản, nếu bạn muốn tạo điểm nhấn cho phòng tắm có thể lựa chọn bồn tắm màu be hoặc vòi nước, vòi hoa sen màu vàng đồng, màu đen.

Ánh sáng tự nhiên và cây xanh đương nhiên không thể thiếu để điều hòa không khí và mang lại nguồn năng lượng tươi mới cho khu vực thư giãn này.

Không gian tối giản thời hiện đại đã “dễ thở” hơn so với không gian tối giản truyền thống

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Hình ảnh: Rhythm of the Home

Không gian tối giản hiện nay không khắt khe như không gian tối giản truyền thống thời Ludwig Mies van der Rohe . 

Ludwig Mies van der Rohe được mệnh danh là cha đẻ của chủ nghĩa kiến trúc tối giản. Tên tuổi của ông gắn liền với các công trình vĩ đại và ảnh hưởng không nhỏ đến các thế hệ kiến trúc sư về sau.

Các kiến trúc sư, các nhà thiết kế nội thất cùng với thị hiếu sử dụng của người dùng đã sáng tạo và kết hợp nhiều phong cách với nhau và tạo nên một không gian tối giản đậm chất cá nhân.

Thiết kế nội thất tối giản - Giải pháp tuyệt vời cho sự thư giãn

Hình ảnh: Interior Design Magazines

Họ vẫn đảm bảo các yếu tố như ưu tiên công năng, chú trọng ánh sáng tự nhiên và trật tự không gian gọn gàng. Nhưng họ linh hoạt hơn trong việc lựa chọn nội thất, màu sắc và trang trí.

Những món đồ bạn yêu thích dù tone màu có hơi sặc sỡ một chút hoặc hơi dư thừa một chút với cuộc sống hiện tại nhưng có ý nghĩa sâu sắc về mặt tinh thần thì hãy giữ lại và kết hợp chúng vào không gian của mình nhé.

Địa chỉ mua nội thất tối giản tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều thương hiệu nội thất sản xuất nội thất tối giản và nhập khẩu, nhận nhượng quyền các sản phẩm nội thất tối giản nổi tiếng trên thế giới.

UMA (Hiện đã đổi tên thành BAYA)

BAYA là chuỗi siêu thị nội thất “ông trùm” Việt Nam với các dòng sản phẩm kết hợp giữa phong cách phương Tây và phong cách truyền thống Việt Nam. Bạn có thể mua một số sản phẩm của IKEA tại đây trong lúc chờ đợi IKEA có mặt tại Việt Nam.

Miền Bắc

  • BAYA AEON MALL: Gian T219 AEON Mall Hải Phòng, Số 10 Đường Võ Nguyên Giáp, Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng.
  • BAYA HẢI PHÒNG: 162 Lạch Tray, Q. Ngô Quyền, Hải Phòng.
  • BAYA NEST SMART CITY: Tòa S201 – Vinhomes Smart City, Tây Mỗ, Hà Nội.
  • BAYA CÁT LINH: 12M Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội
  • BAYA THANH XUÂN: Tầng 1&2, Tòa 17T1, 81 Vũ Trọng Phụng, Q. Thanh Xuân, Hà Nội.
  • BAYA BẮC NINH : Tầng 1 Tòa V2, Chung Cư V-City, 9 Lê Thái Tổ, TP Bắc Ninh.
  • BAYA MỸ ĐÌNH: CT6 KĐT Mỹ Đình Sông Đà, Q. Từ Liêm, Hà Nội.
  • BAYA LÒ ĐÚC: 210 Lò Đúc, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • BAYA NGUYỄN CƠ THẠCH: Tòa Nhà MD Complex, Ngã Tư Hàm Nghi – Nguyễn Cơ Thạch, Q. Từ Liêm, Hà Nội.

Miền Trung

BAYA ĐÀ NẴNG: 135 Điện Biên Phủ, Phường Chính Gián, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng.

Miền Nam

  • BAYA VŨNG TÀU: 47 Ba Cu, Phường 1, TP. Vũng Tàu.
  • BAYA SAIGON PEARL: 92 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
  • BAYA PHÚ MỸ HƯNG: 1417 – 1419 – 1421 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP.HCM.
  • BAYA TÔ HIẾN THÀNH: 523F Tô Hiến Thành, Quận 10, TP. HCM.
  • BAYA GÒ VẤP: L6.6 Khu Dân Cư Cityland, 168 Phan Văn Trị, Q. Gò Vấp, TP. HCM.

MUJI

Thương hiệu Nhật Bản, nơi bạn có thể tìm kiếm những món đồ nội thất tối giản thực sự: các sản phẩm đường nét gọn gàng, sạch sẽ, nguyên vật liệu có thể tái chế.

Tại Muji, bạn còn có thể mua thêm quần áo, vật dụng hằng ngày.

Địa chỉ: MUJI PARKSON LÊ THÁNH TÔN

35Bis-45 Lê Thánh Tôn, Bến Nghé, Q1, HcM

JYSK

JYSK là thương hiệu nội thất Đan Mạch với các sản phẩm lắp ráp, đơn giản, trẻ trung, phù hợp với không gian tối giản nhà bạn.

Bạn có thể ghé đến các địa chỉ sau để được tư vấn:

Miền Bắc

  • JYSK LÒ ĐÚC: 100 Lò Đúc, Hà Nội.
  • JYSK AEON LONG BIÊN: Gian hàng T248, Tầng 2 TTTM AEON Long Biên Số 27 Đường Cổ Linh, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội.
  • JYSK AEON HÀ ĐÔNG: Lô T305, TTTM Aeon Mall Hà Đông, Cụm dân cư Hoàng Văn Thụ, P.Dương Nội, Q.Hà Đông, Hà Nội.
  • JYSK HOÀNG MINH GIÁM: Tầng 1, Tòa D, Tổ hợp Mandarin Garden, Đường Hoàng Minh Giám, Phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • JYSK LÁNG HẠ: Số 3C – 3D Láng Hạ, P.Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.
  • JYSK LOTTE: Gian hàng F5 – B12, Tầng 5, Tòa nhà Lotte Center Hà Nội, Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • JYSK XUÂN DIỆU: 35 Xuân Diệu, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.

Miền Trung

JYSK ĐÀ NẴNG: 86 Nguyễn Văn Linh, Phường Nam Dương, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.

Miền Nam

  • JYSK AN PHÚ: 23-24 Song Hành, Phường An Phú, Quận 2, TP. HCM.
  • JYSK AEON TÂN PHÚ: RS 10, Tầng 2, TTTM Aeon Mall Tân Phú, 30 Bờ Bao Tân Thắng, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP. HCM.
  • JYSK DIAMOND: Lầu 4, Diamond Plaza – 34 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM.
  • JYSK SAIGON CENTRE: L4-19, Tầng 4, Tòa nhà Saigon Centre, 67 Lê Lợi, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM.
  • JYSK CRESCENT MALL: 4F-33, Tầng 4, Trung tâm Crescent Mall, 101 Tôn Dật Tiên, phường Tân Phú, Quận 7, TP. HCM.
  • JYSK PHÚ MỸ HƯNG: SJ-07, SI-12,Khu phố Garden Plaza 1, Đường Tôn Dật Tiên, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. HCM.

Ngoài ra, các bạn có thể ghé các cửa hàng nội thất MOHO (Thương hiệu của Savimex – thương hiệu nội thất chất lượng sản xuất tại Việt Nam), nội thất BEYOURS (Thương hiệu nội thất Việt Nam được thành lập bởi những người trẻ, mình giới thiệu đến các bạn vì mình thích thương hiệu này).

Tóm lại:

Không gian nội thất tối giản không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao mà còn có ảnh hưởng tốt đến đời sống tinh thần của bạn. Bạn có nghĩ là mình sẽ lên kế hoạch thiết kế một không gian nội thất tối giản ngay hôm nay?

Hãy để lại những chia sẻ về không gian tối giản với mình nhé.